RSS

Nhiều người Úc đang bị lạm quyền tài chánh

21:00 11/08/2018

Lạm quyền tài chánh, chẳng hạn như quyền truy cập tài khoản ngân hàng, có thể khiến một số người cảm thấy không thoải mái và bất an.

Rất may là việc này sẽ sớm chấm dứt, bởi một số tổ chức đang phát triển các phương thức để giúp các nạn nhân bị lạm quyền tài chính có thể tìm kiếm sự trợ giúp, để vượt qua tổn thương.

Các hành vi lạm dụng hay gây nguy hiểm có thể bao gồm lạm dụng về thể xác, lạm dụng qua lời nói và các hành động kiểm soát người khác.

Việc bắt một ai đó phải làm gì, không nên làm gì, hoặc giới hạn quyền của ai đó trong việc tiền nong, tất cả được gọi chung là lạm quyền tài chánh, và việc này có thể xem là mối đe dọa.

Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, có 15% nữ giới tại Úc trải qua lạm quyền tài chính ít nhất một lần trong đời, tăng gần 90% so với các vụ bạo hành gia đình.

Giám đốc Điều hành Trung tâm Bạo hành gia đình NSW, Moo Baulch cho rằng, các vụ bạo hành gia tăng và điều này sẽ dễ khiến các nạn nhân sống tách biệt với cộng đồng theo một nghĩa nào đó.

“Có một khoảng trống trên thị trường, đặc biệt là tại tiểu bang NSW, trong việc tìm kiếm thông tin dành cho những trường hợp bị bạo hành gia đình. Đối với nhưng người vừa trải qua cuộc khủng hoảng, chẳng hạn như các tình huống lạm dụng, hay chịu đựng hành vi bạo lực, nhất là đối với nữ giới, những người này có thể bắt đầu tìm hiểu về kế hoạch tài chánh, hiểu quyền lợi hợp pháp của họ trong việc bị lạm quyền tài chính, để bắt đầu xây dựng một cuộc sống mới”.

Financial abuse often overlooked

Dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị lạm quyền tài chánh

Bà Catherine Fitzpatrick đến từ Ngân hàng Commonwealth cho biết, vào cuối năm 2017, ngân hàng đã giới thiệu một chương trình hỗ trợ khẩn cấp cho những khách hàng gặp vấn đề bạo hành gia đình. Dự kiến chương trình sẽ được thực hiện trong vòng 12 tháng để Commonwealth có thể can thiệp sớm trong trường hợp khách hàng cần trợ giúp.

“Chúng tôi đã phát triển một chương trình có liên quan đến việc cung cấp quyền truy cập trực tiếp tới các chuyên gia tư vấn độc lập và chuyên nghiệp. Những người này có thể giúp tư vấn các vấn đề tài chính, tạo lập tài khoản ngân hàng an toàn và hỗ trợ qua điện thoại. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng khách hàng của mình sẽ nhận được những thông tin phù hợp và chính xác. Các khách hàng trên 16 tuổi và có tài khoản ngân hàng trên 6 tháng, nếu họ trải qua vấn đề bạo lục gia đình, họ có thể gọi số 1800 để nhận hỗ trợ theo từng trường hợp cụ thể”

Dịch vụ này hiện đang được mở rộng, với khoản đầu tư thêm 18 triệu đô la để hỗ trợ khách hàng nhiều hơn, bao gồm tư vấn về bình đẳng giới, và hoạt động đào tạo nhân viên giải đáp thắc mắc cho khách hàng.

Chỉ trong tháng đầu tiên, chương trình đã nhận gần 80,000 cuộc gọi, và đến nay, khoảng 6.000 khách hàng nhận được sự giúp đỡ, một nửa trong số này tuổi từ 22 đến 35, hầu hết tại tiểu bang NSW, Tây Úc, Queensland và Victoria.

Chuyên gia phụ trách vấn đề bạo lực giới tính trong học đường, Đại học NSW, Jan Breckenridge cho biết, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của các vụ bạo lực, nhưng thường nữ giới chiếm đa số.

“Có sự bất bình đẳng về giới tính xung quanh vấn bảo mật tài chính, và được khơi nguồn từ việc ai là trụ cột tài chính trong gia đình. Về mặt nào đó thì nam giới kiếm tiền nhiều hơn, nên họ muốn quản lí nguồn tài chính này. Không phải luôn luôn là như vậy, nhưng phụ nữ có khuynh hướng chịu thiệt thòi hơn về việc lạm quyền tài chính”

Chuyên gia tư vấn Jan cho biết thêm, các vụ lạm dụng nếu không được giải quyết sớm, sẽ hủy hại đời sống nạn nhân, và trở thành gánh nặng cho cộng đồng. Vậy nên, mỗi người chúng ta cần phải quan tâm đến những người xung quanh, để kịp thời phát hiện và hỗ trợ nạn nhân đang bị tổn thương.

“Nếu bạn biết ai đó đang đi làm, đang nhờ giúp đỡ tài chính, và họ bị quản lí tài chính.  Những người này suốt ngày quanh quẩn trong nhà, và không thuộc diện nghèo đói. Những người này chắc chắn đang có vấn đề. Bạn nên khuyên họ hoặc là tiếp tục chịu cảnh bạo lực, hoặc là phải tự tìm lối thoát cho bản thân, bằng cách kết thúc mối quan hệ”

Bắt đầu từ ngày 1/8 năm nay, những công nhân tại Úc có thể xin nghỉ phép 5 ngày không lương, trong trường hợp bị bạo hành gia đình. Riêng tại tiểu bang NSW, những nhân viên này vẫn sẽ được trả lương.

Tại Úc, có 15% nữ giới trải qua lạm quyền tài chính ít nhất một lần trong đời, tăng gần 90% so với các vụ bạo hành gia đình.

Phó giáo sư  Jan cho biết thêm, bà đã làm việc với ngân hàng Commonwealth về việc triển khai các chính sách liên quan đến việc lạm quyền tài chính đối với khách hàng. Theo bà, Commonwealth đã bước thêm một bước về vấn đề này.

“Ngân hàng đã huấn luyện nhân viên cách thức để hỗ trợ khách hàng: Ví dụ như: Quản lí thông tin khai báo của khách hàng như thế nào? Địa chỉ an toàn để khách hàng khai báo thông tin? Bởi vì, rất hay xảy ra trường hợp, bạn có thể nhận được thông tin từ nạn nhân và cũng là thủ phạm cùng một lúc. Và việc huấn luyện nhân viên về trách nhiệm, và cách giải quyết tình huống, chẳng hạn trong trường hợp này là đặt dấu hiệu cảnh báo để có thời gian tìm hiểu kỹ hơn. Tôi nghĩ việc này khá hiệu quả”

Giám đốc Dịch vụ khách hàng Commonwealth, Catherine Fitzpatrick, cho rằng, người dân cần phải nhận thức rằng, lạm quyền tài chính có thể gây nguy hiểm giống như tình trạng bạo hành gia đình.

“Lạm quyền tài chính thật sự là một góc khuất trong vấn đề bạo hành gia đình. Chúng ta thường hay nghĩ về những vết thương về thể xác, nhưng không hẳn như vậy. Việc kiểm soát hành vi của ai đó cũng được xem là bạo hành gia đình, và chúng ta cần phải cảnh giác điều này để ngăn chặn sự việc và giúp mọi người có một cuộc sống tự do và độc lập”.

Theo: SBS

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.