RSS

Nhiều người Úc uống đến say mèm nhưng vẫn nghĩ mình uống chừng mực

08:00 09/05/2019

Một nghiên cứu mới cho thấy số người uống rượu và nghiện rượu ở Úc gia tăng và nhiều người lờ mờ không hiểu rõ đâu là mức độ uống an toàn và chừng mực theo các thông tin mà ngành y tế đưa ra. Điều này dẫn đến những lời kêu gọi cần phải có những chiến dịch giáo dục việc uống rượu bia một cách có trách nhiệm cũng như việc kiểm soát chất cồn cần phải được làm tốt hơn.

Kết quả hình ảnh cho Nhiều người Úc uống đến say mèm nhưng vẫn nghĩ mình uống chừng mực

Tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục về Chất Cồn - Foundation for Alcohol Research and Education gọi tắt là FARE vừa công bố kết quả khảo sát mới nhất có tên gọi là Khảo sát Hàng năm về Rượu Bia 2019: Thái độ và Hành vi, với hơn 1820 người trên khắp nước Úc tham gia trả lời những câu hỏi.

Kết quả cho thấy có gần một nữa chính xác là 47% người Úc một khi uống thì họ uống đến mức say mèm, và con số này vào năm 2011 chỉ đến 35% mà thôi.

Khảo sát cũng cho thấy có gần 90% người uống rượu bia ở Úc nghĩ rằng mức độ uống của họ là chấp nhận được.

Có đến 64% người Úc uống rượu đến mức Say mèm ít nhất là 2 lần trong tuần nhưng vẫn tự coi mình là người uống có chừng mực, cũng như có 79% người uống từ 6 đến 10 chai bia hay ly rượu trong những cuộc gặp gỡ hay cuộc vui bình thường.

Giám đốc điều hành FARE là Michael Thorn nói những người Úc không nắm rõ đâu là quy định tiêu chuẩn cho việc uống không say và vượt mức này là dẫn đến các nguy cơ bệnh tật cho sức khỏe và đây là điều mà các người trong ngành y tế và sức khỏe cần phải quan tâm.

"Những quy định và hướng dẫn của Hội đồng Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe Quốc gia về uống rượu bia nói rằng bạn không nên uống nhiều hơn tiêu chuẩn quy định trong mỗi lần uống để giảm thiểu các nguy cơ ngắn hạn và chỉ nên uống hai chai hay hai ly theo như tiêu chuẩn quy định để giảm thiểu rủi ro lâu dài. Chiếu theo quy định này thì thấy rằng rõ ràng, mọi người không hiểu lắm trách nhiệm bản thân này khi họ ngồi vào bàn và cầm ly hay cầm chai lên tiêu thụ rượu bia."

Tại Úc, hàng năm có khoản 6,000 cái chết liên quan tới rượu bia và cứ 22 cái chết thì có một cái là liên quan bia rượu.

Người Thổ dân và dân Đảo Torres Strait luôn dẫn đầu số lượng người chết vì bia rượu cao gấp 5 lần so với những người không bản địa và tỷ lệ này đứng vững trong suốt một thập niên qua.

Những con số chết vì bia rượu này vượt qua cả những cái chết vì tai nạn xe cộ, cũng như bệnh tật lâu năm.

Nhưng khảo sát của FARE tức Tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục về Chất Cồn - Foundation for Alcohol Research and Education cho thấy chỉ có 41% những người được khảo sát nói rằng họ ý thức về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ rượu bia và đột quỵ.

Có chưa tới 1/3 (29%) cho biết họ ý thức về mối liên hệ giữa ung thư cổ họng và miệng và chưa tới 1/5 (16%) biết về mối liên hệ giữa ung thư vú với bia rượu.

Sanchia Aranda Giám đốc Điều hành Hội Đồng Ung thư Úc Cancer Council, nói những kết quả từ các cuộc nghiên cứu về sự liên hệ giữa ung thư và rượu bia đồng nhất với những nghiên cứu về đề tài này do trung tâm thực hiện.

"Có những bằng chứng cho thấy các cá nhân không hiểu về căn bệnh ung thư và rượu bia có liên hệ mật thiết với nhau. Tại Úc việc uống nhiều rượu bia có thể gây ra ung thư chết người nhiều bằng với việc chết bị ung thư da, trong khi phơi nắng gây ung thư da người ta hiểu được sự liên hệ và tác hại còn rượu bia gây ung thư thì hầu như người ta vẫn còn lờ mờ."

Ông Thorn kêu gọi chính phủ đầu tư vào các chiến dịch giáo dục.

"Mọi người nhận thức được mối liên hệ giữa hung hăng và bạo lực gia đình, nhưng thiếu nhận thức về những rủi ro dài hạn này. Đã có một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng quốc gia ở trong nước kể từ năm 2009.

Thành thật mà nói, chính phủ ở các tiểu bang cần đầu tư vào các chiến dịch y tế công cộng lớn để nói cho công chúng biết rõ về những rủi ro liên quan đến uống rượu."

Giáo sư Anthony Shakeshaft từ trung tâm nghiên cứu rượu và thuốc quốc gia - National Drug and Alcohol Research Centre cũng như nhiều nhà chuyên môn về y học khác, ủng hộ những lời kêu gọi này.

Tuy nhiên ông cũng thòng thêm lời cảnh báo.

"Có rât nhiều bằng chứng cho thấy giáo dục và nâng cao kiến thức cho người dân có thể giúp họ thay đổi thái độ. Đây có thể là lúc để các nhà quản lý nghĩ đến một số các phương thức khác mà chúng ta có thể áp dụng chăng."

Giáo sư Shakeshaft nói việc quản chế rượu bia và quảng cáo rượu bia đi liền với việc giáo dục tuyên truyền thì sẽ hiệu quả hơn.

"Một ví dụ tốt về giáo dục chuyện uống rượu là lấy ví dụ từ uống rượu lái xe. Việc uống rượu lái xe gây ra nguy hiểm như thế nào thì nhiều người đã hiểu nhung chẳng làm người ta chùng bước trong việc uống rượu và leo lên ngồi sau vô-lăng, tuy nhiên việc áp dụng biện pháp thổi rượu khiến người ta chùng bước và suy nghĩ sáng suốt có nên lái xe khi trong người có nồng độ cồn hay không nếu như không muốn bị mất điểm mât bằng bị phạt thậm chí ngồi tù. Vì vậy nếu như giáo dục mọi người về sự nguy hiểm của uống rượu không hiệu quả thì kèm theo những biện pháp quản chế cho việc nghiện rượu."

Sanchia Aranda từ Hội Đồng Ung thư có một số ý kiến.

"Cần có một loạt các chính sách như là hạn chế việc quảng cáo rượu bia nhất là ở những người trẻ, cần có chính sách kiểm soát giá cả rượu bia cũng như những thông tin và những tờ nhãn cảnh báo dán lên các chai thùng rượu bia."

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.