Nhu cầu máu hiếm tăng khi dân số Úc ngày càng đa dạng hơn
Một cơ sở y tế ở tiểu bang Victoria cho biết, bệnh nhân của họ có nguồn gốc đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới và do vậy, có những người có máu thuộc nhóm cực hiếm. Họ cho rằng, những thay đổi trong mô hình di dân đang khiến nhu cầu máu hiếm để truyền ngày càng tăng.
Di dân là một phần trong đời sống xã hội Úc và người di cư làm thay đổi cơ cấu các sắc dân nước Úc.
Bác sĩ Bill Renwick hiện là Chủ tịch Ủy ban Quản lý Máu tại cơ sở y tế Western Health ở Melbourne. Ông cho biết rằng, các bệnh viện ở khu vực Western Health đang tiếp nhận bệnh nhân từ các khu vực như Đông Nam Á, cận Sahara ở châu Phi và Thái Bình Dương. Và các sắc dân di cư từ đây đang làm thay đổi bức tranh tổng quan về các nhóm máu của Úc.
Ông nói: “Như hầu hết mọi người đều biết, có 3 nhóm máu chính: nhóm A, nhóm O và nhóm B; cũng có một số người có nh óm AB. Nhưng trong số họ, có một số kháng nguyên khá bất thường trên các nhóm máu và chúng có xu hướng tập trung vào những người đến từ các khu vực khác nhau trên thế giới. Khi quý vị nhận máu từ Hội Chữ thập đỏ, hầu hết mọi lúc đều ổn. Người nhóm máu A có thể nhận máu nhóm A. Tuy nhiên, khi quý vị nhận được máu từ một số trong số những người có các kháng nguyên bất thường này, nhiều khả năng, sẽ có phản ứng.”
Bác sĩ Renwick cho biết, với những loại máu hiếm, đôi khi các bệnh viện trong khu vực của ông phải tiếp nhận máu từ các tiểu bang khác, hay thậm chí từ nước ngoài. Chẳng hạn, trong trường hợp bệnh nhân có nhóm máu hiếm đến từ khu vực Thái Bình Dương, các bệnh viện ở địa phương đã phải nhận máu từ New Zealand.
Bà Susan McGregor là Chuyên gia tư vấn về truyền máu tại Western Health. Bà nhận xét rằng, tỉ lệ sinh cao hơn mức trung bình tại khu vực này cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy nhu cầu cung cấp máu hiếm tăng lên, bởi các bà mẹ thường có thể sẽ cần tiếp máu khi chuyển dạ.
Tuy nhiên, bà nói rằng, hiến máu là vẫn là một trong số nhiều vấn đề: “Tôi biết rằng, dịch vụ máu hiện đang thực hiện rất nhiều việc để gia tăng lượng người hiến máu. Nhưng tôi nghĩ, có lẽ thông điệp sẽ là, cứ một trong ba người ở Úc sẽ cần tiếp máu ít nhất một lần trong đời, nhưng tại điểm này chỉ có ba phần trăm dân số Úc hiến máu. Người hiến máu không chỉ cần tăng về thành phần sắc tộc, cũng như cả về số lượng người hiến, để chúng ta có đủ máu tương thích với tất cả bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân mà máu trong cơ thể họ có thể có một số kháng thể và kháng nguyên hiếm gặp.”
Giáo sư Robert Flower là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu quốc gia về an toàn truyền máu tại Dịch vụ máu của Hội Chữ thập đỏ. Ông nói, thậm chí việc xác định các nhóm máu hiếm cũng có thể là một vấn đề.Ông nhấn mạnh: “Sẽ có trường hợp có những bệnh nhân với nhóm máu hiếm gặp tìm đến điều trị. Khi ấy, chúng ta cần một phòng thí nghiệm được trang bị tốt, thậm chí cả phòng thí nghiệm có tham chiếu quốc tế, để xác định những nhóm máu rất hiếm gặp này. Ví dụ, chúng tôi gặp một phụ nữ châu Phi đang mang thai. Chỉ duy nhất 1 người trong đó 10 ngàn người châu Phi có nhóm máu như cô ấy. Cơ sở di truyền của nó chưa được biết đến vào thời điểm đó. Trong tình huống đó, chúng ta sẽ phải tiếp cận các nguồn quốc tế, tìm những người có nhóm máu tương thích, để khi cô ấy sinh con, chúng ta luôn có sẵn máu để truyền, nếu cô ấy cần.”
Giáo sư Flower nói rằng, vấn đề này càng trở nên nguy cấp hơn với nước Úc. Ông cho biết là Dịch vụ Máu hiện đang nghiên cứu cách tốt nhất để xác định và tuyển những người hiến có các nhóm máu hiếm gặp, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng với máu hiếm.
Giáo sư Flower cho biết, một số bằng chứng cho thấy, các phương pháp tuyển lựa người hiến máu hiện có không hoạt động hiệu quả với những di dân mới đến. Theo ông, “Mỗi nhóm sắc dân có những mối quan tâm khác nhau trong liên hệ giữa máu với sự sống. Vì vậy, vấn đề là xác định những mối quan tâm đó, sau đó phát triển cách hình thức tuyển chọn người hiến máu, để cho họ thấy rằng, chúng ta thấu hiểu mối quan tâm đó của họ. Sau đó, hãy giải thích rằng, chỉ cho một lượng máu nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến những niềm tin cụ thể đó.”
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.