RSS

Nhu cầu nghề điều dưỡng, chăm sóc tại nhà ngày một tăng ở Úc

19:00 26/07/2018

Nhật Bản vừa tiếp nhận 10.000 điều dưỡng viên sang Nhật làm việc, và Úc cũng ngày càng có nhu cầu về nhân viên chăm sóc sức khỏe. Đây là tình trạng chung ở các quốc gia đang bị già hóa dân số. Cơ hội cho những lao động Việt Nam?

Nhật tiếp nhận 10,000 điều dưỡng Việt Nam sang làm việc

Theo thông tin từ RFA, sẽ có 10 ngàn điều dưỡng viên Việt Nam sẽ được Nhật Bản nhận sang làm việc từ nay cho đến năm 2020. Đây được cho là nỗ lực của chính phủ Tokyo nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt trầm trọng về điều dưỡng viên tại nước này, dự kiến lên đến 790 ngàn người vào năm 2035.

Việc Nhật Bản tiếp nhận rất nhiều điều dưỡng viên Việt Nam nguyên nhân là vì Nhật là nước có dân số già và rất thiếu hụt lao động trong khi Việt Nam lại là quốc gia có nhiều lao động trẻ. Và từ năm 2017 Nhật đã bắt đầu trở thành một thị trường quan trọng trong việc xuất khẩu lao động của Việt Nam.

Kết quả hình ảnh cho Nhu cầu nghề điều dưỡng, chăm sóc tại nhà ngày một tăng ở Úc

Các điều dưỡng viên ban đầu sẽ được chính phủ Nhật đài thọ học ngôn ngữ và văn hóa Nhật. Sau đó nếu có kỹ năng giao tiếp ở một mức độ nhất định sẽ được ở lại Nhật làm việc trong 5 năm. Những người không đạt sẽ phải về nước.

Tình trạng và nhu cầu về ngành chăm sóc sức khỏe cũng xảy ra tương tự ở Úc

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe ở Úc đang ngày càng cao và đây và dự kiến sẽ có mức tăng trưởng việc làm nhanh nhất  trong 5 năm tới, tức từ nay cho tới năm 2022. Nguyên nhân một phần cũng tương tự như ở Nhật, nghĩa là nước Úc cũng đang chịu tình trạng già hóa dân số, nhưng bên cạnh đó, Úc còn có Chương trình Bảo hiểm người khuyết tật toàn quốc đang được chính phủ tài trợ.

Cụ thể, trong vòng 5 năm tới, dự kiến Úc sẽ cần 90,600 nhân viên chăm sóc cá nhân, tức là chiếm khoảng 10% trong tổng số các ngành nghề tại Úc.

Các nhân viên chăm sóc sức khỏe sẽ bao gồm y tá, nhân viên chăm sóc người cao niên và khuyết tật, chăm sóc trẻ em, điều dưỡng và chăm sóc tại nhà.

Và với những số liệu như vậy thì tôi cho rằng đây là một cơ hội tốt cho những ai đang tìm kiếm việc làm ở Úc trong lĩnh vực y tế. Hoặc các bạn du học sinh ở Việt Nam sang có thể cân nhắc theo học ngành này vì sẽ có nhu cầu rất lớn trong tương lai.

Yêu cầu để làm việc trong lĩnh vực này như thế nào?

Để được là nhân viên chăm sóc sức khỏe đòi hỏi bạn phải có chứng chỉ cấp III tức Cetificate III trong ngành Hỗ trợ Dịch vụ Y Tế (Health Service Assistance). Như vậy một sinh viên đang học trung học cũng có thể bắt đầu học chứng chỉ này từ năm lớp 11 hoặc 12 và họ sẽ có chứng chỉ ngay cả trước khi tốt nghiệp trung học, để sau khi tốt nghiệp là có thể đi làm ngay.

Như thế các bạn trẻ có thời gian để tìm hiểu xem mình có muốn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không, hoặc có thể tiếp tục học lên để trở thành y tá, hay bác sĩ.

Nhưng dù sao những người làm công việc chăm sóc sức khỏe cũng khá vất vả, cho nên chính phủ đã khuyến khích lao động đến với nghề này bằng cách giảm thuế, ví dụ y tá trong nhà thương một năm được giảm $10,000 thu nhập không chịu thuế, còn đối với y tá trong viện dưỡng lão là $16,000. Đó được xem như là một hình thức bù đắp cho thiệt thòi vì tính chất công việc trong ngành này

Đối với lao động nước ngoài, hiện chỉ có cách đi theo con đường chăm sóc người thân

Hiện tại đối với lao động Việt Nam muốn sang Úc để làm việc chăm sóc thì có loại visa 116, tức là visa chăm sóc người thân. Đây là visa thường trú, cho phép bạn được ở Úc vĩnh viễn để chăm sóc một người ruột thịt trong gia đình gặp vấn đề về sức khỏe.

Yêu cầu khó nhất của loại visa này đó là người cần chăm sóc phải chứng minh người đó không còn có thể nhận được sự giúp đỡ của bất kỳ ai khác. Theo như trên trang mạng của Bộ Nội vụ là có thể lên tới 5 năm. Tuy nhiên hi vọng với nhu cầu ngày càng cao về công việc chăm sóc người cao niên, y tá thì chính phủ sẽ có những thay đổi nhất định.

Theo: SBS

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.