RSS

Những ấn tượng đầu tiên khi đặt chân lên nước Úc

12:00 10/04/2018

Ấn tượng đầu tiên: nhà cửa đơn giản, đời sống buồn chán! Thời trang trên đường phố của giới trẻ Úc vừa “mát mẻ”, vừa bình dị, vừa thể thao! “Úc – đất rộng, người thưa và không khí trong lành.”

Vâng! Mặc dù đã được nghe không biết bao nhiêu lần câu nói này trước khi lên đường, nhưng chỉ khi bước ra khỏi sân bay Sydney, tôi mới cảm nhận được ý nghĩa thực sự của câu nói đó. Khác với mùi không khí ngột ngạt xăng xe máy như ở Hà Nội, không gian nước Úcthực sự thoáng đãng và trong lành. Bầu trời lúc nào cũng cao và xanh ngắt như nước biển. Phóng tầm mắt ra xa, bạn có thể thấy một màu xanh rờn của cây cối ở bất cứ nơi nào.

Chim chóc thì nhiều vô kể và chúng dường như không để ý tới sự có mặt của con người. Với chính sách bảo tồn thiên nhiên như hiện này, thì chỉ có chuyện “người sợ chim” chứ không có chuyện “chim sợ người” như ở nhiều nước. Nơi tôi ở, lũ chim còn tinh nghịch rủ nhau vào trong bếp để ăn vụng bánh mì để trên bàn. Ở Úc, ngoài chính sách bảo tồn hoang thú, không ai dám hành hạ thú vật bất kỳ loại nào và ở đâu. Nếu vi phạm, bạn có thể bị xử theo luật bảo vệ súc vật.

Cảm giác lần đầu tiên đến Úc
Cảm giác lần đầu tiên đến Úc

Vì đất rộng, người thưa và dân chúng lại hay di chuyển, nhà cửa ở đây khá đơn giản. Lần đầu tới Úc, hẳn nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên không hiểu tại sao nhà cửa của một nước tư bản giàu có lại không có gì nguy nga tráng lệ cả. Nhà người Úc thường là nhà một tầng có mái đỏ nghiêng như ở Việt Nam nhưng thường rất rộng – mỗi nhà trung bình rộng khoảng 300 mét vuông. Người Úc không coi trọng hình dáng bên ngoài mà phần lớn chú trọng vào diện tích và thiết bị nội thất. Nhà nào cũng có vườn cỏ và trồng hoa. Điều đặc biệt là trần nhà nào cũng thấp, hoàn toàn trái ngược so với vóc dáng cao to của người Úc. Phải chăng điều đó phản ánh tính thực tiễn của họ – trần nhà thấp thì đỡ tốn năng lượng điều hòa không khí và sưởi ấm, lại đở phải làm nhiều cầu thang nếu có nhiều tầng.

Hầu hết các sinh viên Việt Nam khi mới sang đây thì đều có chung một cảm nhận là “buồn chán”. Đơn giản là họ không có thời gian bù khú với nhau như tại các quán cà phê ở Việt Nam. Thói quen hay la cà quán xá cùng với những cảnh người đông đúc trên các ngõ ngách của đường phố Hà Nội đã góp phần tạo nên cú sốc văn hóa đầu tiên khi tới xứ Úc này.

Nhạc – YES! còi ô tô – NO ở Úc

Một trong những nhận xét đầu tiên về người Úc là họ thích nghe nhạc – nhất là đối với thanh thiếu niên. Điều này dễ dàng nhận ra bởi có khá nhiều thanh niên Úc sử dụng tai nghe nhạc cho dù họ đang đi bộ trên đường phố, ở trên xe buýt hay trên tàu. Hình ảnh các sinh viên Úc vai đeo balô, quần trễ cạp, tai lúc nào cũng thòng lọng chiếc dây màu trắng dường như là hình ảnh quá quen thuộc trong cuộc sống thường ngày.

Lần đầu tiên được nhìn những hình ảnh ấy, hẳn đã không có ít bạn phải ngạc nhiên, thắc mắc, không biết là dân Úc đang nghe gì vậy? Nhiều người hỏi tôi rằng liệu có phải họ đang nghe thời sự? Có lẽ không – như thanh niên khắp nơi, thanh niên Úc không quan tâm nhiều đến thời sự quốc tế. Cái mà họ quan tâm nhiều hơn đó là âm nhạc và giải trí. Các bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy nhiều người vừa dùng tai nghe vừa đọc sách. Đó là hình ảnh thường nhật của các thiếu nữ Úc ngồi đợi xe bus hay khi đang ngồi trên tàu để tới nơi làm việc. Chẳng cần phải nói thì ai cũng biết đó là thứ ngôn ngữ bằng hình ảnh: “tôi đang đọc sách! Xin đừng quấy rầy.”

Mùa Thu ở Nước Úc
Mùa Thu ở Nước Úc

Có một điều lạ nữa mà bạn dễ dàng nhận ra khi tới đây đó là chuyện những chiếc xe không còi ở Úc. Khác với các loại phương tiên giao thông ở Việt Nam cứ mỗi lần ra đường là phải bấm còi inh ỏi. Ở đây thì hoàn toàn ngược lại – người ta thường chỉ nghe thấy tiếng ống xả kêu vo vo do chạy với tốc độ cao mà hiếm khi nghe thấy tiếng còi xe bao giờ. Cái thứ âm thanh lạ tai đó thường chỉ được dùng để phản đối những ai đó không đi đúng luật giao thông hay không nhanh chóng vượt qua ngã tư khi đèn xanh bật lên. Phải chăng, còi xe cũng là sự thể hiện trình độ văn minh của một xã hội. Xã hội càng văn minh, ý thức chấp hành luật giao thông của mọi người tốt thì tiếng còi xe cũng ít đi. Bấm còi bị xem là hành động bất lịch sự – bất đắt dĩ mới dùng đến.

Tiêu tiền và xài nước hoa kiểu Úc.

Có lẽ bất kỳ ai khi mới chân ướt chân ráo sang Úc, mỗi khi đi mua sắm đều có thói quen quy đổi giá cả ra tiền Việt Nam. Thú thật là nếu cứ như vậy, thì có lẽ không một người Việt nào có thể sống được ở Úc. Nhưng khi đã hòa nhập vào cuộc sống mới và nhất là khi đã đi làm và được trả lương, cái cảm giác “choáng” ban đầu kia sẽ dần dần bị mất đi.

Một điều mà ai cũng sẽ dễ dàng nhận ra khi tới đây đó là thói quen xài nước hoa của dân Úc. Đi đâu và gặp bất cứ ai trên đường, bạn có thể nhận ra nhiều loạt mùi nước hoa khác nhau. Người sử dụng thì cũng rất đa dạng – từ những đứa trẻ còn nằm trong nôi, cho tới những nam thanh nữ tú Úc và ngay cả những cụ già đầu không còn tóc và mắt đã mờ vẫn dùng son phấn và nước hoa. Ở Việt Nam, những người lớn tuổi mà dùng nước hoa thì thường bị nghĩ theo hướng tiêu cực là “đi tìm cảm giác hồi xuân”. Còn ở Úc, người ta tìm đến nước hoa chỉ như là một thói quen. Tuy nhiên cũng cần phải nói, số lượng người tiêu dùng phần lớn vẫn là thanh niên Úc, những người luôn thích hướng ngoại hay đi bar mỗi ngày.

Người Úc dễ dãi trong cách ăn mặc nhưng lịch thiệp.

Lần đầu đặt chân tới Úc, chắc hẳn nhiều người sẽ phải thốt lên: Ồ! Dân Aussie ăn mặc “mát mẻ” quá! Vâng, người dân Úc khá thoáng (hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) trong chuyện ăn mặc. Thanh thiếu niên Úc thường mặc quần trễ cạp và tất nhiên là phải … hở rốn. Có những cô cậu thì quần đã tụt đến nửa mông và chỉ được hờ hững giữ lại bằng một chiếc dây lưng. Còn nếu đi chơi, đi mua sắm hay và cả khi tới trường, nhiều người chỉ diện quần xoóc, mặc áo trễ cổ và thậm chí trễ tới … 2/3 phần ngực. Nếu như ở Việt Nam mà có ăn mặc như vậy thì ắt hẳn sẽ bị xoi mói, nhưng ở đây lại được xem là cái mốt văn hóa của thanh niên. Sẽ là ngộ nhận nếu ai đó đánh giá dân Úc qua cách ăn mặc như vậy.

1 farm rượu vang úc
1 farm rượu vang úc

Tất nhiên, khi nói tới thời trang thì sẽ phải đề cập tới thời trang của dân làm văn phòng- họ có thói quen diện complê mỗi khi đi làm. Vào giờ buổi sáng đi làm hay tan tầm, bạn có thể thấy dân văn phòng tràn ngập trên các con đường chính của khu trung tâm. Trông họ toát lên một cái gì đó trẻ trung, mạnh mẽ trong một xã hội công nghiệp. Riêng nữ giới thì khoác complê, mặc áo cao cổ và xách một chiếc túi nhỏ. Số còn lại thường mặc quần bò và áo thun. Cả nam lẫn nữ bước nhanh như… ma đuổi, tai thì nghe nhạc, miệng thì nhai, còn tay thì cầm cà phê. Vâng! Tất cả những điều này tạo nên hình ảnh một nước Úc sinh động, một thế giới Tây phương ở châu Á.

Người Úc mỗi khi gặp nhau thường hỏi han: “Có khoẻ không và công việc thế nào?” Thời gian đầu ở Úc, chắc chắn sẽ có nhiều người cho rằng dân Úc có vẻ khách sáo. Đi đâu, ở đâu, ngày nào, tháng nào, dù thân hay sơ, người ta cũng chào nhau bằng câu hỏi cửa miệng như vậy. Vâng! Đó là văn hóa. Nó thể hiện sự thân thiết mỗi khi gặp nhau. Vậy sinh viên Việt Nam chúng ta cũng phải ‘nhập gia tùy tục’ thôi.

Hy vọng rằng, những hình ảnh trên đây sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được một chút văn hóa của người dân Úc, từ đó giúp chuẩn bị được tâm lý cho mình trước khi đường sang Úc và tránh được những cú xốc đầu tiên khi đặt chân tới Úc.

Nguồn: Alouc.com

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.