Những điều cần biết khi bão lãnh nợ cho con tại Úc
Khi giá nhà ở Úc cao quá tầm tay với của người trẻ, có không ít trường hợp cha mẹ thương con thế chấp nhà để bảo lãnh nợ cho con, nhưng không nhận thức được những rủi ro liên quan, đặc biệt là khi căn nhà là tài sản duy nhất của họ.
“Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”
Đó là câu ca dao Việt Nam mà ông bà ta đã dặn dò từ xưa.
Sang tới nước Úc này, lời dạy về cái ngu thứ nhì xem ra vẫn còn hiệu nghiệm, nhất là khi đem ngôi nhà mình đang ở ra làm vật thế chấp để vay tiền ngân hàng, rồi đem tiến ấy cho mượn. Mất nhà như chơi.
Nhưng trong thời buổi giá nhà lên cao vùn vụt này, hơn nửa triệu một ngôi nhà ở thành phố như Sydney, Melbourne, thì đối với những người trẻ mới ra trường, tuy có công ăn việc làm ổn định, nhưng dành dụm được cả trăm ngàn để đặt cọc cho một ngôi nhà là một ước mơ khó thực hiện, hay có người muốn bắt tay vào việc làm ăn mà không có vốn ban đầu…
Trước những giấc mộng khó thành này, nhiều bậc cha mẹ hay ông bà thương con cháu, bèn giúp một tay.
Nhiều bậc phụ huynh đã không ngần ngại đem căn nhà đang ở để thế chấp với ngân hàng, hầu vay tiền giúp cho con, cho cháu, căn nhà mà cả đời làm quần quật mơi trả hết nợ ngân hàng, căn nhà cho họ chút an tâm để thong thả an hưởng tuổi già, có vị đứng ra bảo lãnh số nợ mà con cháu họ vay của ngân hàng.
Nhưng chuyện đời không phải lúc nào cũng suông sẻ. Nhiều bi kịch đã xảy ra quanh vấn đề này. Theo Số liệu của cơ quan Trợ Giúp Pháp lý Legal Aid ở NSW thì 25% vụ kiện cáo quanh vấn đề này đã xảy ra đối với cộng đồng nói tiếng Ả rập, 16% trong các cộng đồng đến từ những nước Đông Nam Âu châu, đến nổi Legal Aid NSW đã phải hợp tác với Dịch vụ Bảo vệ Quyền lợi cho người Cao niên, gọi tắt là TARS, để cung cấp dịch vụ giúp đỡ miễn phí về pháp lý cho di dân các cộng đồng sắc tộc không nói tiếng Anh.
Dịch vụ này mang tên The Borrowers Beware project, giúp người cao niên ý thức về những rủi ro trong chuyện thế chấp và vay mượn này.
Luật sư của Legal Aid, bà Rebekah Doran, cho ký giả Ildiko Dauda của SBS biết những chuyện này xảy ra ngày càng nhiều.
“Có nhiều người, toàn các vị cao niên, bị dính vào chuyện cầm cố nhà để mượn tiền hay đứng ra làm người bảo đảm nợ cho con cái, mà có nhiều rủi ro trong mấy chuyện như vậy lắm.”
Khi nào người ta có thể lâm vào nguy cơ bị ngân hàng xiết nợ, phải bán nhà?
Đó là:
-
Khi quý vị đứng tên vay tiền ngân hàng, với ý định là con quý vị sẽ trả hết số nợ đó cho ngân hàng.
-
Nếu quý vị chuyển quyền sở hữu hay bằng khoán ngôi nhà mình cho con để người con đó đem nhà làm tài sản thế chấp để vay tiền.
-
Khi quý vị đem nhà mình đang ở ra thế chấp để vay một món tiền, quý vị không phải trả nợ hàng tháng, nhưng tiền vay, có tính lãi, tiền lời cứ chồng chất theo thời gian, và sẽ được cộng thêm vào món tiền nợ quý vị đã vay, khi bán nhà, quý vị sẽ phải trả toàn bộ nợ gốc và lãi (trên 62 tuổi mới được vay tiền theo kiểu reverse mortgage này).
-
Giá mà đường đời bằng phẳng
Lời khuyên đầu tiên của bà Rebekah Doran là:
“Nếu quý vị nghĩ đến chuyện cầm cố nhà để đi vay tiền cho con mình với điều kiện là con quý vị thỏa thuận là sẽ trả món nợ đã vay, thì câu hỏi quan trọng nhất mà quý vị phải đặt ra cho mình là: Quý vị có sẵn sàng bán nhà nếu như mọi chuyện trục trặc không?
“Điều đầu tiên mà chúng tôi mách nước cho quý vị là: Nếu như quý vị KHÔNG sẵn sàng làm chuyện đó trong trường hợp con cái quý vị không có khả năng trả nợ đàng hoàng, thì quý vị nên nghĩ cho kỹ trước khi đi mượn tiền cho con mình, hay đứng ra bảo lãnh nợ cho chúng.”
Có lẽ cha mẹ, ông bà chỉ thấy lòng thương con thương cháu thôi thúc mà đứng ra bảo lãnh nợ.
Vả lại, con mình hiếu thảo, hiền lương, sẽ chẳng bao giờ xảy ra chuyện xù nợ, giật tiền. Nhưng giá mà đường đời bằng phẳng cả, thì đâu có chuyện gì để nói!
Như chuyện ông bà SamiraAli, thương con, không muốn con phải lận đận như mình, nên khi cô con gái ngỏ ý muốn làm ăn, hai ông bà đứng ra bảo lãnh nợ cho con. Họ thế chấp ngôi nhà mà mãi đến khi sắp về hưu mới kịp trả hết nợ ngân hàng.
Nhưng rồi cô con gái làm ăn thất bát, không trả nợ được, ngân hàng bắt đầu thủ tục xiết nhà và buộc hai ông bà trả món nợ của con.
Họa vô đơn chí, ông Ali lại ngã bệnh. Viễn ảnh túng thiếu, mất nhà chồng chất áp lực đè nặng lên tâm trí họ, sức khỏa họ, và cả tình gia đình giữa cha mẹ con cái…
Bà Rebekah Doran nói tiếp: “Quan hệ giữa họ với người con gái cũng đâm ra tệ đi, bởi vì trước đó họ chẳng hề nghĩ đến chuyện cái nhà của họ có thể bị bán nếu như con gái họ không trả nợ.
“Thế nên, điều vô cùng quan trọng là: Dù quý vị có tha thiết muốn giúp cho con mình thăng tiến, hoặc là giúp cho chúng trong hoàn cảnh khó khăn, thì chuyện quan trọng cho cả gia đình cũng như cho quý vị, là phải nhớ tự bảo vệ mình, phải nhớ bảo đảm sao cho quý vị có được tư vấn về chuyện gì có thể xảy ra cho quý vị.”
Cần nhìn vấn đề một cách khoa học Luật sự của Legal Aid NSW Rebekah Doran có những lời khuyên sau:
-
Thứ nhất: Hãy thực tế và suy nghĩ cặn kẽ trước khi quyết định ký văn tự trở thành người bảo lãnh nợ.
-
Thứ hai: Quan trọng hơn nữa là hãy tìm đến một luật sư để được tư vấn từ đầu, cho dù nôn nóng muốn giúp con mình tới đâu, hãy ý thức rằng không giúp được không có nghĩa là không thương yêu con.
-
Thứ ba: Tất cả mọi chuyện phải có văn tự và trên giấy tờ, quý vị phải ghi rõ tiền đó là tiền cho mượn hay tiền tặng luôn, và nên biết là tặng bao nhiêu tiền thì có thể ảnh hưởng đến trợ cấp an sinh xã hội quý vị lãnh từ Centrelink.
-
Thứ Tư: Phải nói chuyện với Centrelink để hiểu rõ vấn đề. Bà Doran giải thích cặn kẽ hơn: “Quý vị hoàn toàn có thể nói KHÔNG. “Nhiều vị phụ huynh, đặc biệt trong hoàn cảnh giá nhà tại Sydney hiện nay vô cùng đắc đỏ, nên các vị cảm thấy mình có bổn phận phải giúp con về mặt tài chánh.
-
"Tuy nhiên, nếu quý vị vay mượn một số tiền lớn, thí dụ như quý vị cầm nhà để lấy tiền cho con mình, thì quý vị có thể bị giảm tiền già đáng lẽ quý vị được hưởng.
Và trong một số trường hợp, còn có thể bị cắt luôn nữa.” Chương trình Borrowers Beware thành hình sau khi được Legal Aid NSW và TARS tham khảo ý kiến rộng rãi các tổ chức cộng đồng sắc tộc và đã phát hành nhiều tập sách nhỏ bằng các thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt.
Theo SBS
Tɦɑi пɦi ρɦáł ᵭi пɦữпɢ łíп ɦiệᴜ пày, ɱẹ ɓầᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ ɦiểᴜ ɗễ ɱấł coп ɱãi ɱãi
Các ɓác sĩ ʋề sảп ƙɦoɑ ƙɦᴜyếп cáo ɾằпɢ, ɱẹ ɓầᴜ пêп cɦú ý ᵭếп пɦữпɢ cử ᵭộпɢ ɓấł łɦườпɢ củɑ łɦɑi пɦi ʋì пó có łɦể cɦíпɦ là “łiếпɢ ƙêᴜ cứᴜ” ɱà coп ɢửi ᵭi. Nếᴜ ƙɦôпɢ ƙịρ łɦời ρɦáł ɦiệп, ɾấł có łɦể sẽ có пɦữпɢ ɦậᴜ qᴜả ƙɦôп lườпɢ xảy ɾɑ.