RSS

Những điều sinh viên nên làm khi mới đến Úc

07:00 11/03/2018

Tháng 2 hàng năm là một trong những thời điểm nhập học nhộn nhịp nhất trong năm của các trường đại học tại Úc. Làm thế nào để có một khởi đầu suôn sẻ là một trong những điều được các tân sinh viên quan tâm nhiều nhất. Chú ý những điều sau khi chuẩn bị du học nhé:

 

Giao lưu kết bạn

Bước chân vào một môi trường mới, việc gặp gỡ các bạn sinh viên cùng lớp hoặc đồng hương sẽ giúp bạn dễ dàng hoà nhập với cuộc sống mới. Hãy bắt đầu từ những người ở cùng nhà với mình, những người hàng xóm hoặc những người cùng sinh hoạt chung trong các hội nhóm tại trường. Hầu như các trường đại học đều có hội sinh viên Việt Nam của mình, đây là nơi bạn có thể được sự chia sẻ những sinh nghiệm thực tế từ cuộc sống và học tập du học sinh Việt Nam.

Gặp gỡ các bạn sinh viên khác sẽ giúp bạn dễ dàng hoà nhập với cuộc sống mới. (Source: Pexels)

Bên cạnh đó, hãy chú ý và tham gia các sự kiện, hoạt động ngoại khoá của trường và khoa bạn đang học, để có cơ hội gặp gỡ những bạn sinh viên từ khắp nơi trên thế giới, hoặc những người đã, đang và sẽ học tập và làm việc cùng ngành với bạn.

Đặc biệt, bạn không nên bỏ lỡ tuần lễ định hướng (Orientation Week) chào đón tân sinh viên vào đầu mỗi học kì. Bạn sẽ gặp hầu hết bạn cùng lớp của mình trong buổi định hướng của từng khoa, nên hãy tranh thủ bắt chuyện làm quen với họ, để có thể cùng giúp nhau trong học tập sau này.

Mua thẻ sim

Phí gọi quốc tế của các hãng điện thoại Việt Nam thường rất đắt đỏ. Nên ngay khi đến Úc, bạn nên mua ngay cho mình một thẻ sim của hãng điện thoại tại Úc, thường miễn phí gọi quốc tế với thời lượng nhất định. Hầu hết các hãng điện thoại như Optus, Vodafone hay Telstra đều có các chương trình, gói cước ưu đãi dành riêng cho du học sinh quốc tế. Việc nói chuyện với người thân thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được những cú sốc tâm lí trong thời gian vừa mới sang.

Bạn nên mua ngay một sim điện thoại ngay khi đến Úc. (Source: Pexels)

Mở một tài khoản ngân hàng

Ở Úc, vào năm 2017, 52% dân số giao dịch bằng thẻ thay vì bằng tiền mặt. Con số này tiếp tục tăng mạnh, và chính phủ Úc dự tính sẽ bãi bỏ hệ thống giao dịch bằng tiền mặt vào năm 2020. Vì vậy, sở hữu tài khoản ngân hàng là điều thiết yếu bạn nên làm. Sử dụng thẻ ngân hàng bảo vệ tiền của bạn tốt hơn, đồng thời phòng tránh việc thất lạc tiền thường gặp phải khi sử dung tiền mặt.

Để mở một tài khoản ngân hàng bạn cần hộ chiếu, giấy xác nhận nhập học, giấy tờ chứng minh địa chỉ sinh sống tại Úc, số điện thoại tại Úc. Các ngân hàng lớn uy tín và thông dụng của Úc bao gồm Commonwealth Bank, ANZ (Australia and New Zealand Banking Group)và NAB (National Australia Bank). Tuỳ vào từng ngân hàng sẽ có những yêu cầu giấy tờ khác nữa, bạn có thể liên lạc trực tiếp với nhân viên ngân hàng hoặc lên website để biết thêm chi tiết.

Làm quen với tiếng Anh của người Úc

Mặc dù đã có trình độ Anh văn nhất định để sang Úc du học nhưng bạn sẽ nhanh chóng nhận ra người Úc nói tiếng Anh theo một cách rất khác. Lúc bắt đầu, có thể bạn sẽ không quen nghe cách phát âm của người Úc cũng như những từ lóng (slang words) mà họ thường xuyên sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

Người Úc sử dụng rất nhiều từ lóng trong giao tiếp hằng ngày. (Source: Pexels)

Nhưng bạn có thể khắc phục những khó khăn này bằng cách tham gia các buổi hội thảo tiếng Anh được tổ chức trong suốt học kì hoặc kết bạn, giao tiếp với chủ nhà, hàng xóm hay bạn bè người Úc.

Tìm hiểu cách học ở đại học

Sự khác biệt lớn trong cách học đại học ở Việt Nam so với Úc là một trong những cú sốc lớn nhất mà các du học sinh gặp phải khi lần sang Úc. Một vài lưu ý bạn có thể áp dụng ngay để không bị bỡ ngỡ:

Cách học ở Việt Nam và Úc có nhiều khác biệt. (Source: Pexels)

  • Ghi chú: Là ghi chú, không phải ghi chép lại toàn bộ lời giáo viên nói trên lớp. Nghĩa là, tập trung nghe giảng và ghi lại những ý quan trọng nhất, theo cách hiểu của bạn, đặc biệt là trong các buổi tutorial. Nên nhớ, bạn hoàn toàn có thể tải các bài giảng và phần ghi âm của nó về để ôn lại bài vở, nếu cần thiết.

  • Chủ động: Khác với chương trình phổ thông ở Việt Nam, giáo viên sẽ không kiểm tra bạn đã đọc bài và làm bài về nhà chưa. Nhưng nếu bạn không chuẩn bị bài vở trước khi lên lớp, bạn sẽ không thể theo kịp bài giảng của giáo viên. Do đó, lời khuyên là bạn nên chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc học tập của mình.

  • Đừng lo lắng về các bài kiểm tra: Khá nhiều tân sinh viên bị “sốc” khi thấy độ dài của các bài luận của mình. Ở bậc đại học, việc viết bài luận lên đến 2000 chữ trở lên khá phổ biến, thậm chí có những bài luận lớn có độ dài lên đến 5000-6000 chữ. Tuy nhiên, đừng lo lắng. Sau một thời gian học tập, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng bạn sẽ mất thời gian để cắt gọt bài viết của mình hơn là viết thêm cho đủ số chữ.

Tìm hiểu các dịch vụ hỗ trợ

Số điện thoại khẩn cấp ở Úc là 000, được áp dụng khi cần gọi cảnh sát, cứu thương và cứu hoả. Ở mỗi trường cũng đều có đường dây nóng của bảo vệ nhà trường, quy trình sơ tán khi có hoả hoạn hoặc tai nạn, v.v... Ghi nhớ hoặc lưu lại những số điện thoại này để đề phòng những trường hợp bất trắc có thể xảy ra.

Thêm vào đó, bạn cũng nên tìm hiểu về quyền lợi của mình trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở Úc cũng như các dịch vụ bảo hiểm cho sinh viên quốc tế (OSHC), phạm vi bảo hiểm, cách thức claim lại (xin bảo hiểm)cho những khoản đã chi trả…

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.