Những lưu ý khi làm việc với các dịch vụ di trú, luật sư tại Úc
Gần đây với nhiều vụ việc luật sư dzỏm, văn phòng ma, sinh viên tiền mất tật mang,… mình xin có vài lời khuyên chân thành, với mục đích giúp các bạn tránh các trường hợp đáng tiếc, đặc biệt trong lĩnh vực di trú.
1. Khi đến với một văn phòng nào đó, nhớ check người đó có MARN hay không? Đây là số hành nghề di trú mà ai cũng cần update mỗi năm mới làm việc được. Luật sư di trú hay nhân viên di trú mỗi năm phải đi học OPD để giữ bằng này. Theo luật, registration của họ phải được trưng ra cho mọi ngừoi thấy ở văn phòng, cùng với Code of Conduct. Và registration này phải của current year, up to date. Các bạn nếu nghi vấn ai không có bằng có thể lên website MARA để check. Nên nhớ không phải luật sư nào cũng có MARN, nhiều luật sư không làm di trú mà chỉ buôn bán nhà cửa, luật bồi thường, tội phạm uống rượu lái xe…
2. Nên nghe theo những bạn đi trước, họ có kinh nghiệm dealing với các văn phòng và biết ai làm việc ra sao. Nhiều người đon đả ban đầu nhưng nộp xong hồ sơ thì không nhắc tới để bổ sung giấy tờ nữa. Hay lấy tiền rồi mà để hoài không nộp có khi các bạn expire visa mới bảo là khó và cần thêm tiền vân vân… Và không phải ai mặc áo vest đi rảo lòng vòng cũng là luật sư đâu nha các bạn.
3. Các nhân viên chuyên về di trú là những người có kiến thức và kinh nghiệm chuyên trong lĩnh vực này. Họ vẫn có thể đệ đơn khiếu nại, kháng cáo và theo các bạn ra MRT trong trường hợp tồi tệ nhất. Cũng giống hoàn toàn như một luật sư di trú. Và họ thường charge rẻ hơn. Hiện nay bộ hồ sơ hôn nhân subclass 820-801 migration agents trong cộng đồng có giá khoảng $3000-$4000, trong khi luật sư thì thường charge trên $5000, có chỗ lên đến $12,000 một bộ hồ sơ, chưa tính lệ phí chính phủ.
Nếu là mình thì mình sẽ chọn những migration agents vì họ ngoài giá rẻ, họ còn là sole trader và thường tự đứng ra làm hồ sơ nên cẩn thận hơn (nếu không mất bằng). Trong khi những văn phòng lớn, đôi khi họ đưa hồ sơ của bạn cho thư kí, paralegal hay những người không qualified điền vào, vì họ nhiều hồ sơ quá không giải quyết hết.
4. Cũng nên lưu ý kể từ tháng 1 năm nay, temporary và permanent là 2 visa riêng và cần nộp 2 lần application. Nên các bạn cần hỏi các văn phòng là lệ phí của họ có bao gồm hết hay không. Đôi khi họ báo giá $3000 chẳng hạn, nhưng chỉ làm tới tạm trú temporary mà thôi, rồi sau này charge thêm cho phần permanent thì…cũng vậy, có khi còn đắt hơn.
Những lưu ý khi làm việc với các dịch vụ di trú, luật sư tại Úc
5. Xin receipts, giữ lại giấy tờ, giữ agreements từ các văn phòng. Thường trên receipt sẽ có ngày nhận tiền. Chi tiết này khá quan trọng vì sau này nếu họ ngâm hồ sơ mình lâu, mình có thể thưa họ vì đã delay hồ sơ của mình dẫn đến kết quả không hay. Cũng nên nhớ là trong hồ sơ của mình đôi khi có nhiều chi tiết nội tình và đã thoả thuận với nhau mà thường thì mình không thể “lật” họ được trong vấn đề này. Tuy nhiên đình trệ hồ sơ là phạm vào code of conduct của migration agents và mình có thể trình báo họ được.
Trên đây chỉ là vài ý kiến cá nhân nhằm giúp các bạn. Các bạn cảm thấy đúng thì nghe theo nhưng đây KHÔNG PHẢI là professional opinion nhé, đừng đem mình ra đấu tố mà tội nghiệp.
PV
3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ
Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.