RSS

Những món ăn đại kị ngày tết mà người xưa kiêng dùng

17:34 05/02/2018

Tuỳ theo phong tục vùng miền, để có một năm mới 2018 may mắn thuận lợi hơn, người xưa kiêng dùng những món ăn dưới đây.

Năm mới đến, “tống cựu- nghinh tân”, nhà nhà đều cầu mong những xui rủi của năm cũ qua đi để chào đón may mắn phước lành của năm mới. Từ cách trang hoàng nhà cửa, sắm sửa trang phục, các nghi thức trong ba ngày Tết đều có những kiêng kị riêng. Đến cả món ăn cũng được chăm chút hơn hẳn ngày thường, thế nhưng, theo các chuyên gia phong thuỷ và quan niệm của người xưa từng vùng miền, chẳng phải món ăn nào cũng có thể tùy tiện chế biến và thưởng thức, kẻo lại rước họa nguyên năm.

Tết ở đồng bằng

Trong quan niệm dân gian, người dân ba miền Bắc – Trung – Nam đều nhất mực kiêng kị thịt chó và mực vào những ngày đầu năm mới vì sợ đen đủi, xui xẻo cả năm. Vì vịt kêu quạc quạc cũng trở thành món bị “xa lánh” vì lo sợ tai tiếng thị phi. Người dân miền Nam cũng theo đó kiêng kị thêm thịt tôm vì sợ… giật lùi như tôm, sự nghiệp công danh bị cản bước. Cua cũng cho vào danh sách đen vì chẳng muốn con cái cả năm ngang bướng.

Danh sách các món ăn trên xuất phát từ cách đọc chệch âm của mỗi vùng miền. Như người dân Nam Bộ nói không với chuối vì sợ cả năm “chúi nhủi” chẳng thể tiến lên. Điều này cũng tương tự với cam (cam chịu) hay lê (lê lết). Dù chễm chệ xếp vào hàng ngũ quả, thế nhưng đu đủ vẫn bị người dân miền Trung khướt từ khi đọc trại đi như “thù đủ”.

Tết ở vùng cao

Người dân Tây Bắc kiêng kị thịt chó vào ngày đầu năm, hay nói rõ hơn là vào tất cả những ngày đầu tiên của tháng. Giải thích cho điều này, bên cạnh lí do chó là vật nuôi thân cận, là người bạn trung thành của nhiều gia đình thì nhiều nghiên cứu còn cho rằng, người Việt xưa nay có quan niệm đi chùa đầu năm, đầu tháng thế nên những hàng bày bán thịt chó đã tung thông tin ăn thịt chó xui xẻo để có cớ nghỉ bán. Thay vào đó, bù cho ngày thất thu, họ lại tiếp phao tin ăn thịt chó vào cuối tháng giúp giải được vận đen. Rồi người nọ truyền người kia, dần dần điều này dần trở thành một nếp sống thường trực của người dân cả nước, khiến lò mổ thịt chó những ngày này hầu như ngừng hoạt động.

Riêng với dân tộc Tày, Nùng, từ 28 Tết đến hết Mùng 3 không hề có chuyện cãi vã to tiếng. Trẻ con hư hỏng cũng chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng vì sợ không khí xào xáo trong suốt năm. Riêng việc ăn cũng phải từ tốn, không bỗ bã, số lượng vừa phải. Tối kị nhất là khách đến nhà chơi mà từ chối lời mời dùng cơm của gia chủ. Không ăn nhiều thì ăn ít, bởi lời từ chối lúc này có thể khiến cuộc sống của gia đình chẳng thể trơn tru suôn sẻ trong 364 ngày còn lại.

Với thức ăn, bánh gio (tro) trở thành điều kiêng kị với nhiều gia đình. Bởi theo truyền thống của dân tộc Tày - Nùng trước khi đưa người chết vào quan tài thì bên dưới đã rải đầy gio của thóc ngô dày khoảng 20cm sau đó mới đậy nắp quan tài. Cũng chính vì điều này mà khi người thân mất chưa qua 120 ngày thì việc ăn bánh gio cũng đồng nghĩa với việc không tôn trọng người đã khuất, con cháu trong nhà cũng bị đánh giá là thiếu lễ nghi.

Trong ngày Tết, bên cạnh những món thịt mỡ thì “củ kiệu dưa hành” trở thành món ăn không thể thiếu giúp trung hòa vị giác, thì người Mông ở Mộc Châu, Sơn La (vùng đất được mệnh danh là xứ rau vùng Tây Bắc) lại kiêng kị với rau. Lí giải về điều này, người dân nơi đây cho biết: Khi quanh năm đã nhiều nhọc nhằn với ngọn rau cọng cỏ, nên ngày Tết lại nói không với những món mình đã làm ra. Trong mâm cỗ nhìn qua điểm lại chỉ là những thức ăn chế biến từ thịt.

Ở vùng Đại Từ - Thái Nguyên, con cháu trong nhà sẽ chẳng thể ngó đến đầu gà vì đó là thức ăn dành riêng cho người lớn, bậc cha chú trong gia đình. Hay khi có khách quý đến nhà chơi, gia đình cũng niềm nở gắp cho phần đầu gà vào bát để thể hiện sự tôn trọng yêu mến. Nhiều người không hiểu về phong tục này lại e dè vì đây chẳng phải phần thịt ngon. Thế nhưng, chỉ những vị khách được quý mến và kính trọng thì mới có được sự ưu ái này.

Người Việt có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tùy vào vùng miền mà mỗi món ăn quen thuộc ngày thường bỗng trở thành cấm kị trong ngày Tết. Với cuộc sống hiện đại ngày nay, điều này rõ ràng chẳng tương ứng với căn cứ khoa học, thế nhưng, đây vẫn là nét tập tục đẹp trong văn hóa dân tộc, nhất là khi Tết đến xuân về.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.