RSS

Những người khai khống thông tin để vay ngân hàng có thể đẩy Úc vào rủi ro cao

06:00 08/09/2018

Trên thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay còn được gọi tắt là GFC vào năm 2008 đẩy rất nhiều người vào cảnh màn trời chiếu đất. Một trong những nguyên nhân khơi ngòi cho GFC chính là từ những con nợ ‘giả’ của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Một khảo sát mới đây cho thấy những con nợ ‘giả’ tương tự đang ngày một gia tăng tại Úc.

Nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng vô cùng mạnh vào thời điểm năm 200, thị trường bất động sản nóng lên mỗi giờ mỗi phút sau khi ngân hàng hạ lãi suất vay thế chấp xuống mức lý tưởng, các công dân Hoa Kỳ liên tục mượn ngân hàng những khoản ‘subprime mortgage’ để mua nhà mà họ không hề có khả năng chi trả.

Nhưng cả thế giới đều không biết những rủi ro nằm bên dưới, một bộ máy vận hành ngầm đã đẩy không chỉ riêng thị trường tài chính Hoa Kỳ vào khủng hoảng, mà còn kéo theo thị trường các nước khác bị ảnh hưởng nặng, dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

Thời kì của GFC đã qua, không ai nghĩ nó sẽ lặp lại, nhưng chưa có một nhà kinh tế học nào dám khẳng định lịch sử sẽ không tái diễn.

Cuộc khảo sát hằng năm được thực hiện bởi Công ty Tư vấn Tài chính toàn cầu UBS đã tìm thấy những thông tin không chính xác trong các đơn xin vay thế chấp của người Úc, mà họ gọi là ‘liar loans’.

'Liar loans' này ám chỉ những người vay nợ ngân hàng dựa trên các thông tin khai báo không có thật hoặc sai lệch, có thể là sai lệch về mức thu nhập, sai lệch về tổng giá trị tài sản của họ, hoặc khả năng chi trả, v.v…

Cuộc khảo sát chỉ ra vào năm 2017, chỉ có 67% trên tổng số các đơn xin vay thế chấp là thực sự ‘chính xác và thành thật’. Số còn lại hoàn toàn khai khống mức thu nhập hoặc tài sản của mình vượt thực tế.

Điều này có nghĩa là hơn 1/3 những người vay thế chấp từ ngân hàng đã khai những thông tin sai lệch, và con số này chạm mức cao nhất trong vòng 3 năm qua. Khi các đơn xin vay thế chấp khai sai thông tin, hoặc khai giả thông tin, mà các ngân hàng không kiểm tra kĩ lưỡng, rủi ro xảy ra rất cao khi các con nợ này không đủ khả năng trả lại khoản vay đó trong tương lai, chưa nói đến tiền lãi tức.

This is a file image of of signage of Australia's 'big four' banks.

The Australian financial sector is looking to renew trust with the launch of industry reforms.

Thực trạng đáng lo ngại là các ngân hàng vẫn mạnh tay chi tiền cho các đơn xin vay thế chấp dựa trên những thông tin hoàn toàn sai sự thật. Tính cho đến hiện tại, người Úc đang nắm giữ một khoản vay thế chấp với tổng giá trị lên đến 500 tỷ đô la dựa trên các thông số mà UBS thu thập được.

Mặc dù trong những năm qua, Ủy ban Hoàng gia Ngân Hàng Úc đã nhận thấy rủi ro này và siết chặt hơn quy trình duyệt đơn và cho vay, tuy nhiên vẫn chưa thể nói rằng nước Úc đã có thể yên tâm khi các phúc trình của UBS chỉ ra rằng rủi ro đang gia tăng.

"Hầu hết các ngân hàng đều chưa thể xác nhận được thông tin mà khách hàng của họ khai báo có thật hay không, không thể biết chính xác mức chi tiêu cũng như mức thu nhập của khách hàng vì họ không chịu cung cấp bất kì bằng chứng nào dù là bảng kê lương, hay thông tin khai thuế," UBS đã chia sẻ với Business Insider Australia.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.