RSS

Nữ giáo sư Úc kêu gọi loại bỏ hơn 400 nghiên cứu ghép tạng liên quan tới Trung Quốc

14:00 23/03/2019

Một nữ giáo sư tại Úc kêu gọi các tờ báo trong ngành y loại bỏ hơn 400 bài nghiên cứu về cấy ghép nội tạng liên quan đến Trung Quốc.

Theo đó, nữ giáo sư này là Giáo sư Đạo đức Y học Wendy Rogers. Báo cáo nghiên cứu của Giáo sư Wendy Rogers và các đồng nghiệp được công bố vào hôm 13/2 trên tạp chí y khoa BMJ Open, theo tờ The Guardian (Anh).

Bản báo cáo được đưa ra giữa bối cảnh lo ngại rằng, các bộ phận cơ thể người đã “bị lấy” từ các tù nhân Trung Quốc cho hoạt động cấy ghép tạng, theo cách thức phi đạo đức.

Theo nhận định của The Guardian, báo cáo đã phơi bày “sự thất bại hàng loạt” của các tạp chí y khoa sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn nguyên tắc đạo đức quốc tế, qui định rằng phải có “sự đồng ý” của người hiến tạng cho hoạt động cấy ghép.

Giáo sư Rogers cho rằng, các tạp chí, các nhà nghiên cứu và các bác sĩ cấy ghép, những người đã sử dụng các nghiên cứu y học, để xuất bản chúng, đã có một hành vi “đồng lõa” với các phương pháp “dã man” trong việc “thu mua” nội tạng.

Nữ giáo sư chỉ trích, sự im lặng của thế giới trước vấn đề dã man này, cần phải chấm dứt.

Trước đó vào năm 2016, một báo cáo công bố đã phát hiện một sự khác biệt lớn giữa các số liệu cấy ghép chính thức từ chính phủ Trung Quốc và số ca cấy ghép được báo cáo bởi các bệnh viện.

Cụ thể, trong khi chính phủ Trung Quốc thông báo có 10.000 ca cấy ghép được tiến hành mỗi năm, thì báo cáo 2016 cho thấy có khoảng 60.000 đến 100.000 cơ quan nội tạng được cấy ghép mỗi năm dựa trên các số liệu của bệnh viện.

Giáo sư Wendy Rogers thuộc Đại học Macquarie, Sydney, Australia. (Ảnh chụp màn hình websiter trường Đại học Macquarie, www.mq.edu.au)

Báo cáo này còn chỉ rõ rằng “khoảng cách lớn” này được “lấp đầy” từ những tử tù và các tù nhân lương tâm.

Thông tin cho biết, năm 2017, Nghị viện châu Âu đã thông qua một tuyên bố, lên án nạn mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm, và kêu gọi các quan chức Trung Quốc chấm dứt điều đó.

Theo đó, bản tuyên bố chỉ rõ đã có những báo cáo đáng tin cậy liên tiếp về nạn “mổ cướp nội tạng có hệ thống”, đối với các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Kito hữu và các học viên Pháp Luân Công - đây là một môn tu luyện truyền thống của Trung Quốc theo các nguyên tắc Chân, Thiện và Nhẫn.

Được biết, giáo sư Rogers và đội ngũ của bà đã thu thập tất cả những tài liệu nghiên cứu về báo cáo những người nhận ghép tạng ở Trung Quốc, được công bố trên các tạp chí y khoa bằng tiếng Anh trong khoảng thời gian từ tháng 1/2000 đến tháng 4/2017.

Số liệu cho thấy trong số 445 bài nghiên cứu y khoa mà nhóm nghiên cứu xác định có liên quan tới 85.477 ca cấy ghép, có đến 99% nghiên cứu không chỉ ra được liệu những người cung cấp tạng, có đồng ý hiến tặng hay không.

Ngoài ra, 19 nghiên cứu cho rằng  không có nội tạng từ những tử tù được sử dụng cho cấy ghép trước năm 2010, khi chưa có chương trình hiến tạng tự nguyện ở Trung Quốc.

Đánh giá về báo cáo này, tờ The Guardian cho rằng, báo cáo của nhóm Giáo sư Rogers là một nghiên cứu đầu tiên, theo dõi tiến trình hoạt động của cộng đồng cấy ghép, nhằm ngăn chặn những nghiên cứu phi đạo đức.

Nghiên cứu của giáo sư Rogers còn phát hiện ra rằng Tạp chí Cấy ghép Hoa Kỳ (JAT), một tạp chí chính thức của Hiệp hội cấy ghép (TTS) có các chính sách cấm các nghiên cứu phi đạo đức liên quan tới tử tù, cũng đã công bố các bài báo, được xếp vào diện nghi vấn. Dù trong năm 2016, TTS đã tuyên bố họ không chấp nhận các tài liệu nghiên cứu về các cơ quan nội tạng, được lấy từ các tù nhân lương tâm.

Báo cáo của Giáo sư Rogers nêu rõ: “Cộng đồng cấy ghép đã thất bại trong việc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức, cấm xuất bản các nghiên cứu sử dụng các dữ liệu từ các tử tù. Kết quả là, một số lượng lớn các nghiên cứu phi đạo đức đã được xuất bản, hiện tồn tại, đặt ra các câu hỏi về sự đồng lõa, trong một chừng mực nào đó, của cộng đồng cấy ghép sử dụng và thu lợi từ những kết quả nghiên cứu này”.

Nữ giáo sư kết luận rằng, họ kêu gọi loại bỏ ngay lập tức tất cả các bài báo cáo nghiên cứu dựa trên việc sử dụng nội tạng của các tử tù, và [tổ chức] một hội nghị quốc tế để phát triển chính sách trong tương lai, nhằm xử lý các nghiên cứu về cấy ghép của Trung Quốc. Không tốt đẹp gì khi chỉ có những hướng dẫn đạo đức mà không thực hiện chúng.

Theo tờ The Guardian, trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ ngừng sử dụng nội tạng từ các tử tù vào năm 2015, không có luật hoặc quy định mới nào được thông qua cấm hành nghề này. Các nhóm nhân đạo bao gồm Tổ chức Ân xá Quốc tế đã lên tiếng lo ngại rằng hoạt động này đang tiếp tục.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.