RSS

Nước Úc & TOP 10 quốc gia tốt nhất năm 2018

14:00 26/03/2018

Một bảng xếp hạng mới đánh giá các quốc gia về mọi phương diện từ ảnh hưởng kinh tế, quyền lực, quyền công dân và chất lượng cuộc sống đã được công bố.

Đằng sau sự giàu có và thành công của mỗi quốc gia là những chính sách để tạo ra cơ hội đó, là con người nỗ lực tạo ra sự thay đổi và là lịch sử hình thành nên môi trường và quan điểm quốc gia.

Phúc trình Danh sách những quốc gia tốt nhất thế giới năm 2018 xếp hạng 80 quốc gia dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn về chính sách chăm sóc người dân, môi trường, bình đẳng giới, tự do tín ngưỡng, sự phân bổ quyền lực chính trị, các di sản văn hóa, giáo dục, chất lượng cuộc sống, lực lượng lao động tay nghề…

1. Thụy Sỹ

  • Thủ đô: Bern

  • Dân số: 8.372 triệu

  • GDP: $US659.8 tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US60,374

Quốc gia này có tỷ lệ thất nghiệp thấp, lực lượng lao động tay nghề cao và là một trong những nước có GDP cao nhất thế giới, theo CIA World Factbook. Nền kinh tế giàu mạnh của Thụy Sỹ được củng cố bởi các chính sách như thuế doanh nghiệp thấp, mảng dịch vụ rất phát triển đặc biệt là tài chính và ngành sản xuất công nghệ cao.

Switzerland

2. Canada

  • Thủ đô: Ottawa

  • Dân số: 36.3 triệu

  • GDP: $US1.5 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US46,441

Canada là một xã hội công nghiệp cao với chất lượng cuộc sống cao. Các hiệp định thương mại những năm 1980s và 1990s đã đẩy mạnh việc buôn bán giao thương với Hoa Kỳ, và hiện hai quốc gia này là đối tác thương mại lớn nhất của nhau.

Quebec, Canada

Mảnh dịch vụ là phần quan trọng nhất đóng góp vào nền kinh tế Canada, bên cạnh đó quốc gia này cũng là nhà xuất khẩu lớn về năng lượng, thực phẩm và khoáng sản. Canada đứng thứ ba những nước có trữ lượng dầu trên thế giới, và thứ năm những quốc gia sản xuất dầu trên thế giới.

3. Đức

  • Thủ đô: Berlin

  • Dân số: 82.7 triệu

  • GDP: $US3.5 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US48,449

Quốc gia đông dân nhất Liên Âu, sở hữu một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và đóng vai trò thúc đẩy Liên minh châu Âu phát triển ổn định kể từ khi gia nhập khối. Đức có nền kinh tế thị trường xã hội có những bảo đảm dịch vụ xã hội nhất định. Đức là một trong những quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới. Mảng dịch vụ, như viễn thông, chăm sóc y tế và Du lịch, đóng góp chủ yếu vào nền kinh tế quốc gia.

Berlin cathedral

Đức cũng có lực lượng lao động tay nghề cao. Tuy nhiên dân số đang già đi khiến mức chi cho trợ cấp xã hội đang ngày một tăng. Đức cũng là một trong những điểm đến của di dân do chính sách mở cửa, điều này đã khiến tỷ lệ tội phạm đang gia tăng gần đây.

4. Anh quốc

  • Thủ đô: London

  • Dân số: 65.6 triệu

  • GDP: $US2.6 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US42,421

Quốc gia này có bề dày lịch sử về nghệ thuật và khoa học, trong đó phải kể đến William Shakespeare, một trong những nhà văn lỗi lạc nhất trong văn học Anh quốc. Các nhà khoa học Anh đã phát minh ra trọng lực, khí hydro, thuốc penicillin và thuyết động lực và thuyết tiến hóa.

London

Anh quốc cũng là quê hương của những trường đại học hàng đầu như Oxford, Cambridge và Imperial College London.

5. Nhật Bản

  • Thủ đô: Tokyo

  • Dân số: 127 triệu

  • GDP: $US4.9 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US41,220

Có nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, quốc gia này đã trỗi dậy mạnh mẽ sau sự tàn phá của trận động đất và thảm họa sóng thần năm 2011. Ngày nay Nhật là một trong những quốc gia sản xuất xe hơi, thiết bị điện tử và thép hàng đầu thế giới.

Gion, Japan

Quốc gia này còn nổi tiếng về nghệ thuật truyền thống, trong đó có nghệ thuật trà đạo, thư pháp và nghệ thuật cắm hoa, các khu vườn độc đáo, điêu khắc và thơ ca và hơn 10 địa điểm được UNESCO công nhận.

6. Thụy Điển

  • Thủ đô: Stockholm

  • Dân số: 9.9 triệu

  • GDP: $US511 tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US49,759

Thụy Điển là một trong những quốc gia có người dân rộng rãi nhất, đóng góp khoảng 1% GNP cho các chương trình cứu trợ nhân đạo mỗi năm. Xã hội tiếp tục đa dạng hóa do số lượng người tị nạn đang tăng dần, chiếm 10% dân số hiện nay.

Copenhagen

Thụy Điển hoạt động cũng theo mô hình tương tự như các quốc gia Bắc Âu: chi phần lớn vốn tư bản vào mảng dịch vụ công. Một khi xã hội đã phát triển trên mức trung bình thế giới, khi đó sẽ giảm thuế, hạ tầng cơ sở phát triển và mạng lưới giao thông hỗ trợ cho việc phân bổ của cải. Chăm sóc sức khỏe, cũng như giáo dục, đều miễn phí, và người dân nơi đây có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Tất cả rác thải tại Thụy Điểu đều được tái chế.

7. Úc

  • Thủ đô: Canberra

  • Dân số: 24.1 triệu

  • GDP: $US1.2 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US48,712

Úc có thể chế chính phủ tương tự Anh quốc, là một quốc gia giàu có với nền kinh tế thị trường có GDP cạnh tranh. Nền kinh tế được thúc đẩy bởi kinh tế dịch vụ và xuất khẩu hàng hóa.

The Rocks, Sydney

Úc là thành viên của các tổ chức lớn trong khu vực và quốc tế, bao gồm Liên Hiệp Quốc, G20, Tổ chức Mậu dịch Thế giới, Tổ chức Phát triển và Hợp tác kinh tế, Khối Thịnh Vượng chung và Tổ chức Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương.

8. Hoa Kỳ

  • Thủ đô: Washington

  • Dân số: 323.1 triệu

  • GDP: $US18.6 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US57,608

Hoa Kỳ có nền kinh tế lớn nhất thế giới khi xét về GDP, và cũng là quốc gia có công nghệ phát triển nhất. Hoa Kỳ chủ yếu xuất khẩu máy tính và máy móc điện tử, xe hơi, các sản phẩm hóa chất, thực phẩm, thú sống và thiết bị quân sự. Hoa Kỳ cũng là nơi có trữ lượng than lớn nhất thế giới.

Miami Beach, Florida

Đây là quốc gia đa văn hóa và sắc tộc, hình thành sau khi làn sóng người nhập cư từ châu Âu và khắp nơi trên thế giới. Văn học, nghệ thuật và âm nhạc đã phản ảnh di sản phong phú của người dân nơi đây. Là nơi khai sinh ra nhạc jazz, ngành công nghiệp âm nhạc, truyền hình, phim ảnh nổi tiếng và biết đến rộng khắp.

Hoa Kỳ cũng là nơi có những trường đại học danh tiếng hàng đầu thế giới như Havard, MIT.

9. Pháp

  • Thủ đô: Paris

  • Dân số: 66.9 triệu

  • GDP: $US2.5 nghìn tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US42,336

Ngân hàng thế giới xếp hạng Pháp là quốc gia giàu có và thu nhập cao. Công dân Pháp được chính phủ bảo đảm về mặt dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế và trợ cấp hưu bổng.

Montmartre, Paris

Nền kinh tế Pháp là một trong những nền kinh tế pha trộn giữa mảng công và tư lớn nhất thế giới. Du lịch góp phần lớn vào nền kinh tế nước này – Pháp nằm trong danh sách những quốc gia được nhiều người ghé thăm nhất. Những lĩnh vực kinh tế chủ yếu khác bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng và quốc phòng. Pháp là một trong những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu.

Ngoài ra Pháp còn là có bề dày văn hóa. Văn học Pháp bắt nguồn từ thời Trung cổ, bên cạnh đó còn có nghệ thuật hội họa, âm nhạc và múa. Rạp chiếu phim đóng một phần quan trọng đời sống văn hóa người dân. Ẩm thực Pháp nổi tiếng khắp thế giới với ngành sản xuất rượu vang là một trong số đó.

10. Hà Lan

  • Thủ đô: Amsterdam

  • Dân số: 17 triệu

  • GDP: $US770.8 tỷ

  • GDP bình quân đầu người: $US51,249

Nổi tiếng với hoa tulip, mức thu nhập người dân cao, quốc gia phát triển này là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về nông nghiệp, chủ yếu đã được cơ khí hóa.

Amsterdam

Chính sách thị trường mở và là nút giao thông trọng điểm đã giúp Hòa Lan duy trì thặng dư mậu dịch, nhưng nền kinh tế vẫn đang phải tiếp tục hồi phục sau suy thoái kinh tế năm 2009.

Theo SBS Vietnamese

Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao

Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao

Người Việt ở Úc làm gì nhiều nhất và thu nhập mỗi ngành nghề như thế nào? Có nghề có thể kiếm 2000 AUD/ tuần.