Ở пɦà được cưпg пɦư trứпg mỏпg, 8X saпg Úc tự mày mò пấu пướпg
Kɦôпg muốп suốt пgày pɦải ăп ɦàпg quáп, cɦị Tɦu Hiềп đã tự mày mò ɦọc ɦỏi và đếп giờ cɦị có tɦể пấu được rất пɦiều móп пgoп.
Sang Úc sinh sống cùng chồng và con trai được 4 năm, lại bận rộn với công việc của một kế toán nhưng chị Đoàn Thu Hiền vẫn rất chăm chỉ vào bếp nấu ăn hàng ngày. Chị có sở thích đặc biệt là nấu ăn, đọc sách (đặc biệt là những sách về dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh), trang trí nhà cửa, thời trang và đi du lịch trải nghiệm. Làm công việc với con số khô khan nên những sở thích này giúp chị cân bằng nhiều hơn trong cuộc sống.
Chị Thu Hiền tâm sự, trước đây bản thân không phải là người yêu bếp núc. Mẹ chị là người Hà Nội gốc, nấu các món ăn rất ngon và thích nấu nướng cho mọi người thưởng thức. "Hồi còn nhỏ, mẹ thương mình bé nhỏ gầy gò nên mẹ giành hết việc bếp núc, việc của mình chỉ có học tốt thôi. Kể cả khi đi lấy chồng và ra ở riêng rồi, tụi mình vẫn thường về bố mẹ và sang nhà bố mẹ chồng ăn ké. Khi có con, mình có tìm hiểu để nấu cho con ăn nhưng có lẽ cũng chưa đạt điểm trung bình đâu", chị nói.
Thế rồi mọi chuyện thay đổi khi chị cùng chồng chuyển sang Úc định cư cách đây hơn 4 năm. Sang nơi xứ người, muốn ăn thì phải "lăn vào bếp' vì không thể ra ngoài ăn mãi được, thế là chị bắt đầu tự tìm tòi học hỏi. Khi ấy, mẹ vẫn luôn là nguồn cảm hứng đầu tiên để chị học nấu.
Hàng ngày muốn nấu món nào chị lại gọi điện về hỏi mẹ cách làm. Cộng thêm nhờ những quan sát từ ngày còn ở Việt Nam mỗi lần mẹ nấu, chị cũng nhớ lại những bí kíp của mẹ để áp dụng... Ngày nào cũng vào bếp nấu nên chị cũng quen tay và nấu ngon hơn. "Dần dần mình đọc thêm sách về nấu ăn và dinh dưỡng, tham gia khóa học nhỏ về sức khỏe và dinh dưỡng để áp dụng những kiến thức đó cho bữa ăn hàng ngày của gia đình. Bên cạnh đó, việc tham gia nhóm nấu ăn trên mạng xã hội cũng giúp mình có thêm nhiều bí quyết trong việc giữ lửa cho căn bếp yêu thương của gia đình nhỏ nhà mình. Nhờ thế từ không thích bếp núc, mình đã trở nên yêu bếp lúc nào không hay", chị tâm sự.
Hiện tại gia đình chị chỉ có 3 người nên hàng ngày bữa cơm chủ yếu dành cho 3 người ăn. Thỉnh thoảng cuối tuần chị mời bạn bè qua thưởng thức món chị nấu cho vui vẻ. Vì không có điều kiện đi chợ hàng ngày nên 8X sẽ dành nguyên buổi sáng thứ 7 để mua rau và thực phẩm cho cả tuần. Sau đó, chị sẽ sơ chế thực phẩm, rau củ quả rồi chia từng hộp. Trong tuần định nấu món gì thì bà mẹ đảm sẽ bỏ thực phẩm xuống ngăn mát rã đông từ tối hôm trước.
"Mình sẽ chuẩn bị nguyên liệu xong hết rồi mới bắt tay vào nấu. Lúc nấu mình tận dụng nồi chiên không dầu, bật 2 bếp cùng lúc (một bếp luộc/nấu rau, một bếp nấu thức ăn. Nấu canh thì mình có nước ninh xương gà trước từ cuối tuần rồi nên cũng không mất công ninh hàng ngày nữa. Bởi vậy, thời gian nấu hàng ngày khá nhanh gọn, mỗi bữa chỉ 30 phút đến 1 tiếng là xong".
Khi nấu ăn, yếu tố an toàn vệ sinh, cân bằng dinh dưỡng và ngon miệng là điều chị Hiền chú trọng nhất.
Về an toàn vệ sinh thực phẩm, hàng tuần mỗi tối thứ sáu chị đều lau dọn tủ lạnh sạch sẽ để sẵn sàng chờ lô thực phẩm rau củ mua về ngày hôm sau. Sáng thứ bảy đi chợ về 8X phân loại thực phẩm riêng, rau củ quả riêng. Thực phẩm nếu mua ở siêu thị thường đã sơ chế và đóng gói sạch sẽ rồi nên chị cho vào ngăn đá luôn, còn nếu đi chợ cá thì mình về rửa sạch sẽ, lau khô rồi chia từng hộp nhỏ cất ngăn đá.
"Củ quả thì mình rửa sạch, ngâm nước muối, rồi rửa lại thêm lần nữa dưới vòi nước, lau khô rồi để hộp nhựa cất tủ lạnh. Các loại rau lá thì mình nhặt sạch, cắt bỏ gốc rễ, cho hộp có lót giấy rồi mới cho tủ lạnh cho khỏi héo, đến bữa mình mới rửa và nấu để tránh rau bị nát. Việc sơ chế như vậy vừa giúp tủ lạnh luôn sạch sẽ, vừa tiết kiệm thời gian nấu nướng trong tuần. Bên cạnh đó khi sơ chế, mình luôn dùng thớt riêng cho thực phẩm chín, thực phẩm sống, rau củ… để tránh nhiễm khuẩn chéo. Trước và sau khi sơ chế nấu nướng, bao giờ mình cũng rửa tay sạch sẽ".
Về cân bằng dinh dưỡng, mỗi bữa ăn chị Hiền luôn cố gắng kết hợp đủ cả vitamin từ rau củ quả, chế biến cả đạm động vật và nguồn đạm thực vật từ các loại đậu, dùng tinh bột có lợi như gạo nâu, hạt diêm mạch, hạt đậu gà. Chị thường làm 2 món rau nhưng từ nhiều loại rau củ khác nhau trong cùng một bữa (1 luộc hấp hay xào và 1 nấu) và 2 món đạm (thịt hoặc cá và trứng hoặc đậu). Rau củ bà mẹ đảm ưu tiên luộc hấp để giữ được hàm lượng vitamin tối đa sau khi chế biến.
Ngoài ra, chị cũng rất thích trình bày món ăn sao cho đẹp mắt. Chị tự nhận, câu “Bát đẹp ngon cơm” rất đúng với mình.
Để bữa ăn hợp khẩu vị và đúng theo sở thích của gia đình, 8X thay đổi thực đơn trong tuần liên tục, thường cả tuần không có món nào bị lặp lại. Cùng loại thực phẩm nhưng chị chế biến dưới nhiều dạng khác nhau. Chẳng hạn cùng là lườn gà thì bữa này áp chảo thì lần sau sẽ là lườn gà om nấm, gà rang mộc nhĩ nấm hương. Đậu thì có đậu sốt cà chua, đậu nhồi thịt, đậu rán tẩm hành, hoặc canh trứng đậu cà chua. Bữa tối nay ăn thịt rồi thì bữa sau sẽ là cá hay tôm.
"Con mình không thích ăn cơm liên tục nên một tuần mình chỉ nấu ba bữa cơm thôi, còn lại sẽ nấu súp ăn với bánh mỳ, khoai tây ăn với bít tết, bún phở, mỳ miến. Một tuần mình dành một bữa tối ăn chay để cho cơ thể nghỉ ngơi. Các món chay chế biến từ đậu gà, đậu phụ, trứng cũng rất phong phú và ngon miệng", chị Hiền chia sẻ rất chi tiết thực đơn gia đình.
Tuy sống ở Úc nhưng do sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên chị Thu Hiền luôn có tình cảm đặc biệt với ẩm thực Việt, đặc biệt là các món ăn đậm chất Hà Nội như phở bò, bún chả, nem, bún riêu. Bởi vậy hơn 50% món ăn hàng ngày chị nấu là các món ăn Hà Nội. Hơn nữa dù ở Sydney có nhiều quán Việt nhưng những món đó đều nấu theo khẩu vị trong Nam – hơi ngọt và không hợp khẩu vị của chị. Bởi thế 8X đi chợ Việt mua đồ về tự nấu cho đúng khẩu vị.
"Mình chọn nấu nhiều món Việt vì ẩm thực chính là một phần của văn hóa Việt. Đến trường hoặc ra ngoài xã hội con có thể nói tiếng Anh, ăn nhiều món Tây nhưng về nhà mình muốn con nói tiếng Việt hoàn toàn và ăn món ăn Việt Nam để con giữ được gốc gác, cội nguồn của mình".
Xen kẽ trong tuần bà mẹ 1 con còn nấu món Âu cho cả nhà như mỳ Ý, bít tết, sườn hay cá nướng kiểu Âu. Ngoài món Âu thì thi thoảng chị cũng nấu một số món ăn Nhật, Thái, Hàn như cá nướng Teryaki kiểu Nhật, canh miso rong biển pad Thái, canh chua Tom Yum Thai, canh bạch tuộc kim chi Hàn Quốc. Tuy nhiên những món này nhà chị thường ăn ở ngoài tiệm nhiều hơn.
Mọi người ăn cơm chị nấu đều khen ngon và lành mạnh. 8X có hai thực khách trung thành là chồng và con trai. Chồng và con trai luôn dành những lời có cánh cho những món chị nấu như “Món này mẹ nấu là số 1, hôm nay con thấy mẹ nấu ngon hơn cả hôm mình ăn ngoài quán ý” “Mẹ nấu ngon quá nên con ăn no quá, giờ con phải nghỉ một lúc mới dọn rửa được ạ”.
Với chị Hiền bữa cơm gia đình có ý nghĩa vô cùng. Sau một ngày làm việc, học tập bận rộn thì bữa tối là thời gian cả nhà quây quần bên nhau, cùng trò chuyện với nhau. "Vừa ăn những món ngon sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng, vừa được trò chuyện với những người thân yêu… đó chính là sợi dây kết nối tình cảm và sự gắn bó của gia đình. Hạnh phúc giản dị ấy sẽ có ảnh hưởng tích cực và theo con suốt cuộc đời sau này", chị Hiền nói.
Người Việt ở Úc làm nghề gì phổ biến với mức thu nhập ra sao
Người Việt ở Úc làm gì nhiều nhất và thu nhập mỗi ngành nghề như thế nào? Có nghề có thể kiếm 2000 AUD/ tuần.