RSS

Perth: Âm thầm triển khai camera nhận diện khuôn mặt để giám sát người dân

10:00 15/06/2019

Thông tin Perth và Brisbane lắp đặt camera nhận diện khuôn mặt đã gây xôn xao trong cộng đồng dân cư ở hai thành phố này. Nhiều người lo ngại đây là động thái mới của chính phủ trong việc giám sát công dân.

Công nghệ này đã được lặng lẽ phát triển tại các khu vực bờ biển phía đông và phía tây mà chưa qua quá trình trưng cầu dân ý rộng rãi.

Trước hành động này của chính quyền thành phố, các chuyên gia pháp lý đề nghị người dân lên tiếng về việc họ có muốn lắp loại camera này tại khu vực mình cư trú không, và liệu nó sẽ ảnh hưởng ra sao đến cuộc sống thường ngày.

“Người dân cần tham gia tranh luận để xác lập hình ảnh về một thành phố nơi họ muốn sinh sống dài lâu, và quyết định loại công nghệ nào sẽ được đưa vào sử dụng ở đó,” Monique Mann từ Tổ chức Bảo mật Úc phát biểu.

Perth đã triển khai chương trình thử nghiệm kéo dài 12 tháng, áp dụng với 30 camera được lắp ở phía đông thành phố. Tuy nhiên, chỉ ba camera trong số đó có khả năng kích hoạt tính năng nhận diện bất cứ lúc nào.

Camera nhận diện khuôn mặt sẽ được lắp ở phía đông thành phố.

Cả cơ quan thẩm tra từ chính phủ, thị trưởng lẫn hội đồng thành phố đều từ chối tiết lộ vị trí chính xác của các camera này vì “lý do an ninh”.

Nhờ truyền thông loan tin suốt tuần qua, các fan thể thao và người đi xem hòa nhạc ở Queensland đã phát hiện mình bị theo dõi bởi công nghệ mới này.

Biển hiệu trong sân vận động ở Perth thông báo cho người dân rằng họ đang bị giám sát qua CCTV, song lại “quên” đề cập đến việc chức năng nhận diện khuôn mặt có thể được cảnh sát sử dụng làm tư liệu điều tra.

THEO DÕI SÁT SAO

Công nghệ mới sẽ quét và lưu trữ đặc điểm gương mặt của chúng ta dưới dạng dữ liệu đặc biệt. Sau đó, chúng được ghép với ảnh – thường có nguồn từ cơ sở dữ liệu sinh trắc học khổng lồ của Chính phủ Liên bang, bao gồm giấy phép lái xe, hộ chiếu và những bức ảnh trên mạng xã hội.

Chúng sẽ được tập trung giám sát tại trung tâm CityWatch.

Đây là công nghệ thường được các “ông lớn” như Facebook, Amazon và Apple sử dụng.

Chức năng nhận diện khuôn mặt cũng rất hữu ích trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Từ lâu, lực lượng Biên phòng Úc đã sử dụng tính năng này tại các trạm kiểm tra hộ chiếu ở sân bay.

Song, theo Tiến sĩ Mann, việc sử dụng công nghệ trên như giải pháp giám sát hành vi của người dân nơi công cộng là một điều đáng quan ngại.

“Hành động này sẽ ‘đóng băng’ trạng thái làm việc thường nhật của cộng đồng,” bà nói.

“Người dân sẽ dần e ngại những công việc hàng ngày bởi họ sợ cảm giác bị theo dõi khắp mọi nơi.”

QUYỀN RIÊNG TƯ VÀ AN TOÀN CÔNG CỘNG: BÊN TRỌNG, BÊN KHINH?

Toàn thế giới vẫn không ngừng tranh luận về quyết định sử dụng công nghệ trên của chính phủ các nước dân chủ. Trong các cuộc tranh cãi, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất chính là liệu nỗ lực giữ vững an toàn cộng đồng có được xem là xâm phạm thái quá đến quyền riêng tư cá nhân hay không.

Tháng trước, phần lớn các nhà lập pháp của San Francisco đã bỏ phiếu cấm sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt tại các cơ quan chức năng ở đây, bao gồm cả cảnh sát.

Mặc dù là “cái nôi” của nhiều công ty công nghệ đình đám nhất sử dụng chức năng này, song thành phố San Francisco vẫn kiên quyết tạm dừng triển khai.

“Chẳng ai biết mình đang bị nhìn chằm chằm khắp chốn mà không phát khiếp cả. Từ mọi ngõ ngách trên đường phố đến tận công viên, đi đâu cũng không thoát,” Giám sát viên San Francisco Aaron Peskin nói.

“Đó không phải là nơi tôi muốn sinh sống.”

Việc lắp đặt hệ thống nhận diện đã gây tranh cãi trên toàn thế giới.

Ở Anh, một người đàn ông đã khởi kiện cảnh sát South Wales tội vi phạm nhân quyền vì tự tiện lấy dữ liệu khuôn mặt mà không được anh cho phép.

Phó giáo sư Julia Powles của Đại học Tây Úc nhận định chúng ta cần nghiêm túc suy nghĩ về tương lai của thành phố mình sinh sống nếu công nghệ này được áp dụng rộng rãi.

“Nhiệm vụ bảo đảm an ninh không thể chỉ dựa vào việc giám sát từng người một như thế. Đúng là lố bịch,” bà nói.

Cả Tiến sĩ Mann và Phó giáo sư Powles đều cho rằng không đủ cơ sở để chứng minh công nghệ này giúp ngăn chặn tội phạm.

“Thật sự thì chưa có tài liệu nào cho thấy tính năng nhận diện sẽ hiệu quả trong việc điều tra hơn các biện pháp khác, nếu không muốn nói là chẳng có tác dụng gì nổi bật,” Tiến sĩ Mann nói.

“Vì vậy, đến nay tôi vẫn không hiểu họ tung nó ra làm gì. Ngoài việc đã được phát triển sẵn và ngày càng lan rộng ra, tôi không thấy công nghệ này có gì đáng chú ý.”

DỮ LIỆU SẼ BỊ XÓA SAU 31 NGÀY

Theo thông tin từ Giám đốc quản lý phát triển hoạt động kinh tế Perth Daniel High, quyền kích hoạt chức năng này chỉ nằm trong tay các cơ quan thực thi pháp luật như Cảnh sát Liên bang hoặc Cảnh sát Tây Úc.

Chân dung ông Daniel High.

Bên cạnh đó, chỉ có cơ quan bảo vệ an toàn cộng đồng và thực thi pháp luật của chính phủ mới có quyền truy cập vào dữ liệu, và chúng sẽ bị xóa sau 31 ngày.

Chức năng mới này sẽ là công cụ đắc lực cho chính phủ trong việc đảm bảo an ninh, nhất là ở các sự kiện lớn tổ chức tại Sân vận động Perth.

“Công nghệ trên sẽ giúp chúng tôi phản ứng nhanh và hiệu quả hơn trước các tình huống cần bảo vệ an ninh, đồng thời hỗ trợ tốt trong các trường hợp bất ngờ như trẻ em mất tích chẳng hạn,” ông cho biết.

High cho biết cộng đồng dân cư đã được thông báo về việc áp dụng công nghệ của chính phủ, đặc biệt là qua các phương tiện truyền thông.

“Chúng tôi đã tuyên truyền trên phạm vi rộng về quyết định lắp đặt CCTV giám sát và đang chạy chương trình thử nghiệm. Mọi người đã được phổ cập thông tin,” ông nói.

HÌNH ẢNH SO SÁNH LẤY TỪ FACEBOOK

Giáo sư luật hình sự học của Đại học Monash, Liz Campbell, nhấn mạnh rằng người dân phải được thông báo về việc hình ảnh của họ sẽ bị thu thập qua camera.

“Có hai đặc điểm của hệ thống nhận diện mà có lẽ họ sẽ phản đối,” bà nói.

“Mọi người không biết mình đang nằm trong danh sách bị theo dõi hoặc ảnh trên Facebook của mình bị mang ra làm tư liệu so sánh. Hơn nữa, họ cũng có thể không nhận ra rằng mình đang bị camera nhận diện khuôn mặt trực tiếp ghi lại hình ảnh.”

Nhiều người cho rằng cư dân Perth sẽ phản đối động thái này.

Giáo sư Campbell cho biết công nghệ này giúp giám sát các đám đông lớn để phòng ngừa mối nguy khủng bố rất tốt, song vẫn gặp khá nhiều rắc rối về tính chính xác.

Nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 1 – 3 trong số 10 kết quả nhận diện là chính xác. Hệ thống này thường hoạt động không ổn định khi xác định nhân dạng của phụ nữ và người da màu.

“Vấn đề là mất bao lâu người ta mới phát hiện máy nhận dạng không đúng,” bà cho biết.

“Nếu quá lâu, có thể xảy ra tình huống cảnh sát bắt lầm người do camera nhận diện sai.”

LIỆU CÓ ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃI?

Ông High cho biết tất cả các camera sẽ được theo dõi tại trung tâm giám sát. Các nhân viên bảo vệ an toàn đến từ hội đồng thành phố và một sĩ quan Cảnh sát Tây Úc sẽ chịu trách nhiệm kích hoạt chúng.

“Truyền thống và mục tiêu hành động của chúng tôi là đóng góp cho nền an ninh thành phố, cũng như bảo vệ du khách và cư dân địa phương ngày một tốt hơn. Chúng tôi luôn sẵn lòng làm bất cứ điều gì để đạt thành mục tiêu ấy,” ông phát biểu.

Cảnh sát Tây Úc không hé lộ gì về việc nhân rộng mô hình camera này ra các vùng khác.

Một phát ngôn viên của Cảnh sát Tây Úc cho biết hiện cơ quan này không có danh sách người bị theo dõi và từ chối bình luận về khả năng sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại các khu vực khác.

Bà cho biết các camera quan sát của Thành phố Perth được sử dụng cho mục đích điều tra, truy tố, thực thi pháp luật và giám sát những vấn đề về an toàn được cảnh sát hoặc chính quyền xác định.

Nếu thử nghiệm thành công, thành phố sẽ chính thức nhân rộng công nghệ này ra khắp 480 camera trên toàn địa bàn.

Kết quả thử nghiệm sẽ được công bố công khai.

Nguồn: Vietucnews.net

Bấł ƙể ℓà cɦâп ɢiò łɾước ɦɑy sɑᴜ, ɓạп cũпɢ ƙɦôпɢ пêп ɱᴜɑ пɦữпɢ ℓoại пày, cẩп łɦậп ƙẻo 'łiềп ɱấł łậł ɱɑпɢ'

Bấł ƙể ℓà cɦâп ɢiò łɾước ɦɑy sɑᴜ, ɓạп cũпɢ ƙɦôпɢ пêп ɱᴜɑ пɦữпɢ ℓoại пày, cẩп łɦậп ƙẻo "łiềп ɱấł łậł ɱɑпɢ"

Kɦi ɱᴜɑ cɦâп ɢiò, ɦãy пɦớ пɦữпɢ ɱẹo пày ᵭể cɦọп ᵭược ℓoại łươi пɢoп ʋà ɑп łoàп cɦo sức ƙɦỏe.