Rắn độc nguy hiểm nhất nước Úc: Chuyên cắn người đang ngủ, nọc làm tan máu
Trong thiên nhiên kỳ bí của nước Úc, loài rắn Mulga có lẽ là một trong những loài bò sát gây ám ảnh nhất cho con người bởi chúng sở hữu những đặc điểm vô cùng đáng sợ.
Nhờ khứu giác cực nhạy và hai hốc lõm cảm biến hồng ngoại ở 2 bên đầu mà loài rắn có thể nhận biết các loài động vật máu nóng trong bóng đêm, kể cả khi đối tượng đứng yên. Tuy nhiên, rắn vốn “nhạy cảm” với sự chuyển động. Khi cảm thấy bị đe dọa từ con người, chúng sẽ trốn chạy hoặc phòng thủ bằng cách chủ động tấn công.
Đó là đặc điểm của nhiều loài rắn độc như rắn hổ mang, Mamba đen, rắn đuôi chuông… Tuy nhiên, tự nhiên lúc nào cũng tồn tại sự khác biệt.
Loài rắn độc nhị biệt nhất hành tinh: “Cuồng” thân nhiệt của người ngủ say
Loài rắn độc Mulga, còn gọi là rắn nâu vua (tên khoa học: Pseudechis australis) chính là kẻ thù của con người khi say ngủ.
Rắn độc Mulga là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc. Ảnh: Internet
Giới khoa học nhận định, khác biệt hoàn toàn với các loài rắn độc khác trên thế giới, rắn độc Mulga lại tấn công khi con người đang say ngủ. Điều này hẳn nhiên rất đáng sợ và nguy hiểm.
Rắn Mulga là loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc. Mặc dù không có nọc độc mạnh như rắn Taipan nội địa Úc (loài rắn trên cạn độc nhất hành tinh), nhưng Mulga lại sở hữu lượng nọc độc trong mỗi cú cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào trên thế giới.
Trung bình, trong mỗi cú cắn của rắn Mulga, nó sẽ tiết ra khoảng 150mg nọc độc, trong khi các loài rắn khác như rắn hổ trung bình tiết từ 10 đến 40mg nọc độc.
Nọc độc của “quái vật” Mulga: Phá hủy tế bào máu, gậy độc tế bào thần kinh
Kênh Australian Geographic cho biết, với một lượng nọc độc lớn như thế, vết cắn của rắn Mulga gây đau đớn cực lớn, có thể phá hủy các tế bào máu (tan máu), gây độc tế bào (phá vỡ tế bào), gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp) và cũng gây độc thần kinh (ảnh hưởng đến tế bào thần kinh).
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã phân tích 27 trường hợp bị rắn Mulga cắn. 10 trường hợp bị cắn xảy ra khi con rắn chủ động tấn công con người. 7 trường hợp khác xảy ra khi đang ngủ say.
Một con rắn Mulga bị kích động sẽ có tư thế giống rắn hổ mang: Chúng sẽ rít lên thành tiếng lớn, nâng thân người lên cao, đầu chuyển động linh hoạt và sẵn sàng tấn công kẻ thù. Ảnh: Internet
Các tác giả nghiên cứu cho biết họ không rõ tại sao những con rắn Mulga cắn người đang ngủ. Họ suy đoán rằng, trong buổi đi săn chuột đêm, chúng vô tình đụng độ con người và chủ động tấn công để phòng thủ.
Tuy nhiên, còn một nguyên nhân khiến các nhà khoa học lo ngại hơn đó là, rất có thể loài rắn độc trên cạn lớn nhất ở Úc này bị “cuồng” bởi thân nhiệt nóng từ cơ thể đang ngủ say của con người. Có thể chúng đã “mất vị giác” với loài gặm nhấm và muốn thứ gì đó ngon hơn!
Các nhà nghiên cứu nhận thấy phần lớn các trường hợp rắn Mulga tấn công con người trong nghiên cứu xảy ra vào giữa tháng 12 và tháng 3, khi thời tiết ở Úc ấm hơn. 80% nạn nhân là nam giới.
Đặc điểm của loài rắn trên cạn lớn nhất Úc
Australian Geographic cho biết, mặc dù có tên gọi là rắn nâu vua nhưng Mulga là một thành viên của chi rắn đen Pseudechis.
Một con rắn Mulga trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 mét, nặng đến 6kg. Chúng có cái đầu lớn và má phình to. Màu sắc trên cơ thể chúng cũng thay đổi theo từng phạm vi sống, từ nâu nhạt đến nâu đen, đen.
Phạm vi sinh sống của loài rắn này rất rộng, rộng nhất trong tất cả các loài rắn ở Úc, trải khắp lục địa ngoại trừ các vùng cực nam và cực đông nam, ở hầu hết các bang của Úc ngoại trừ Tasmania.
Phạm vi sinh sống của rắn Mulga (màu đỏ) tại Úc. Nguồn: Wikipedia
Môi trường ưa thích của chúng cũng phong phú, từ rừng rậm đồng cỏ, bụi rậm đến sa mạc nóng bỏng. Thông thường, chúng trú ẩn dưới hang hốc, đống gỗ… gần nơi con người sinh sống.
Tính khí của chúng cũng thay đổi theo khu vực sinh sống. Rắn Mulga miền Nam thường nhút nhát và chịu nằm yên một chỗ, trong khi Mulga miền Bắc dễ bị kích động khi bị làm phiền hoặc cảm thấy đe dọa.
Khi đó, chúng sẽ rít lên thành tiếng lớn, nâng thân người lên cao như rắn hổ mang, đầu chuyển động linh hoạt và sẵn sàng tấn công kẻ thù.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.