RSS

‘Siêu camera’ mới của Trung Quốc có thể lập tức xác định nhân vật mục tiêu trong đám đông hơn mười ngàn người

15:00 03/10/2019

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ một hệ thống camera đám mây 500 megapixel có khả năng ghi lại chi tiết khuôn mặt của mỗi cá nhân trong đám đông hàng chục ngàn người, làm tăng mối quan ngại giám sát nhận dạng khuôn mặt đang sớm đạt đến một tầm cao mới.

Chiếc ‘siêu máy ảnh’ được trình làng tại Hội chợ Công nghiệp Quốc tế Trung Quốc tuần trước, do Đại học Fudan và Viện Quang học, Cơ học và Vật lý của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc thiết kế và chế tạo.

Các nhà thiết kế cho biết độ phân giải của ‘siêu máy ảnh’ chi tiết gấp 5 lần so với mắt người và được trang bị trí thông minh nhân tạo (AI), nhận dạng khuôn mặt, giám sát thời gian thực, và công nghệ điện toán đám mây.

Tất cả điều này có nghĩa là, thiết bị có thể phát hiện và nhận dạng khuôn mặt người hoặc các vật thể khá, có thể lập tức xác định các mục tiêu cụ thể ngay cả trong một sân vận động đông đúc, Xiaoyang Zeng, một trong những nhà khoa học làm việc về công nghệ mới, giải thích với các phóng viên tại triển lãm.

Ông Zeng ví dụ một ứng dụng của thiết bị này trong hoàn cảnh cụ thể như công an Trung Quốc có thể thiết lập hệ thống camera ở trung tâm Thượng Hải và theo dõi sự di chuyển của đám đông trong thời gian thực, sau đó kiểm tra chéo các hình ảnh với hồ sơ y tế và tội phạm.

Ông cho biết thiết bị này được truyền thông địa phương Trung Quốc mệnh danh là ‘siêu camera’ – có thể chụp cả hình ảnh tĩnh và quay video.

Xiaoyang Zeng was one of the scientists who developed the new technology.

Li Daguang, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân ở Bắc Kinh nói với Global Times cầu rằng hệ thống này có thể ‘rất dễ dàng được áp dụng cho quốc phòng, quân sự và an ninh công cộng’. 

Alex Kidman, một nhà báo tự do người Úc chuyên về công nghệ hiện đại, cho biết máy ảnh này khả thi về mặt kỹ thuật nhưng có những khó khăn tiềm ẩn khi ứng dụng, cụ thể là dung lượng.

“Thách thức đối với một máy ảnh ở quy mô này, đặc biệt là trong môi trường điện toán đám mây AI dẫn đầu, là số lượng dữ liệu phải xáo trộn để nhận dạng. Khi bạn nâng mức độ chi tiết của từng hình ảnh như các nhà khoa học của Đại học Fudan đã làm, bạn tăng kích thước của các tập tin lên một cách đáng kể và nghiêm túc – đặc biệt là cho video – một dung lượng đáng kể,” Kidman nói.

“Tạm bỏ qua những quan ngại về quyền riêng tư trong một giây, thách thức lớn nhất là việc tải dữ liệu lên đám mây và phân tích dữ liệu theo khung thời gian hợp lý cho các loại ứng dụng mà họ đang nói đến, đặc biệt là khi kết nối không dây.”

Khả năng quá lớn của một chiếc máy ảnh như vậy cũng đã làm dấy lên mối lo ngại về công nghệ nhận dạng khuôn mặt ở Trung Quốc và phần còn lại của thế giới giờ đây có thể tăng tốc và… tiếp tục vi phạm quyền tự do dân sự. Quyền riêng tư ở một quốc gia đã bị chỉ trích vì giám sát chặt chẽ công dân của mình như Trung Quốc giờ đây là một dấu hỏi.

“Nhà nước độc Đảng đã có một cơ sở dữ liệu khổng lồ đầy đủ hình ảnh của người dân, và khả năng kết nối chúng với danh tính của họ, vì vậy công nghệ như thế này là hoàn toàn có thể tin được, có thể nếu không phải bây giờ thì trong tương lai,” Samantha Hoffman, nhà phân tích tại Viện Chính sách Chiến lược Úc nói với ABC News.

Truyền thông địa phương phản ảnh rằng ‘siêu máy ảnh’ này nhận được nhiều phản hồi trái chiều từ các chuyên gia Trung Quốc, một bên hết sức khen ngợi phát minh cho các ứng dụng an ninh quốc gia và quân sự, trong khi những người khác lên tiếng quan ngại về quyền riêng tư.

Trung Quốc đã sử dụng công nghệ gây tranh cãi này trong các trung tâm mua sắm và phi trường ở một số thời điểm nhất định, và cũng đã công bố kế hoạch mở rộng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt rộng rãi ở các thành phố và nhà ở vào năm 2020.

Mới tuần rồi này các nhà chức trách ở Thâm Quyến đã cho hành khách đi tàu điện ngầm miễn phí nếu họ cho phép khuôn mặt của họ được nhận dạng với bởi công nghệ mới.

Hệ thống giám sát công dân nổi tiếng thế giới của Trung Quốc gồm hơn 170 triệu CCTV camera giám sát, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI để nhận dạng con người, ngay cả khi khuôn mặt của họ bị ẩn đi.

Phần mềm ‘Gait recognition’ đã được tung ra ở nước này vào năm ngoái, được thiết kế để xác định các đối tượng bằng cử chỉ, dáng dấp của họ khi bước đi.

Thứ gọi là phi cơ không người lái ‘chim gián điệp’ trông giống như động vật cũng đã được sử dụng ở Trung Quốc, được trang bị máy ảnh độ sắc nét cao, GPS và hệ thống điều khiển bay cho phép điều khiển từ mặt đất.

Nguồn: Sbs.com.au

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.