Sinh viên quốc tế và tình trạng sống chen chúc tại các thành phố lớn ở Úc
Một cuộc điều tra của SBS News nhắm vào thị trường nhà cho thuê tại các thành phố lớn ở Úc, nơi di dân và sinh viên quốc tế trở thành miếng mồi béo bở để các chủ đầu tư tận thu, có những nơi 8 người phải sống chung trong căn hộ một phòng ngủ.
‘Sunny-room’ và 7 người dùng chung nhà tắm
Ông Ramonde Wong đang sống trong một căn hộ 2 phòng ngủ với 9 người khác, hầu hết đều là sinh viên quốc tế - nơi ông gọi là ‘khách sạn packbacker’
“Nó cũng khá mới,” người đàn ông đến từ New Zealand này nói với SBS News trong lúc đưa mọi người đi xem một vòng căn hộ ở vùng Surry Hills, nội đô Sydney.
Mỗi phòng ngủ có đến 3 người ở. Số còn lại chia đều phần còn lại của căn hộ, mỗi phần được ngăn ra bằng những tấm ngăn lớn – để làm thành thêm 3 phòng ngủ khác. Nơi lẽ ra phải là ban công cũng được tận dụng để biến thành phòng ngủ ‘sunny-room’ cho một người, bên trong, chiếc giường đơn được nhét vừa khít vào góc tường.
“Chỉ có một nhà tắm và 7 người dùng chung nhà tắm này,” ông Wong, 50 tuổi, nói.
Căn hộ này là nhà của những người đang phải sống tằn tiện để tồn tại ở những thành phố lớn của Úc, nơi không hề có một mức giá thuê theo quy định nhưng nhiều người buộc phải trả để ở gần nơi làm việc hoặc trường học.
“May mắn vì tìm được chỗ ở rẻ”
Số lượng người sống trong các căn hộ chật như nêm đã tăng vọt lên 74% trong 5 năm qua, theo số liệu của Nha thống kê công bố tháng trước.
Tính trên toàn quốc, người di dân chiếm gần một nửa (47%) những người sống trong những nơi ở chật chội như vậy.
Những di dân này đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Afghanistan và Pakistan, chiếm một nửa trong nhóm di dân, và chiếm đa số trong nhóm tuổi 19 – 34 tuổi.
Ông Wong và những người ở cùng nhà đang trả khoảng $200/tuần cho một chỗ ở như vậy. Nhưng ông cho rằng như thế đã là may mắn vì nếu phải thuê cả căn hộ sẽ tiêu tốn của ông ít nhất $600 - $800/tuần.
“Đây là một nơi ở sạch, mới, rộng rãi và có thể chứa được ngần ấy con người.
“Tôi không than phiền gì về chỗ ở cả; đúng ra đây là một trong những nơi tốt nhất tôi từng được biết.”
Có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều những mẩu quảng cáo cho thuê phòng tương tự được đăng trên trang Gumtree, cũng như trên Weibo - trang mạng chủ yếu nhắm vào các sinh viên Trung Quốc.
Chẳng hạn:
“Căn hộ cách trường RMIT 5 phút đi bộ, 15 phút đến đại học Melbourne,” mẩu quảng cáo trên Weibo.
Trên đường Clarence, trung tâm Sydney, một căn hộ một phòng ngủ, được văn phòng địa ốc cho thuê hồi tháng Chín với giá $645/tuần, hiện đang được quảng cáo trên Gumtree tìm người chia phòng với 8 người khác.
Dạo một vòng quanh căn hộ này, SBS News thấy có tới 4 người sống trong phòng khách, mỗi ‘phòng’ vỏn vẻn có một tấm nệm và được ngăn bởi những tấm màn và miếng cardboard. Phòng ngủ chính được kê giường tầng để có thể cho thuê được 4 người.
Giá thuê hiện tại cho mỗi người sống ở đây là $150/tuần.
Ngược lại, một giường trong căn hộ studio dành cho 2 người ở khu ký túc xá Urbanest gần đó có giá lên tới $354/tuần.
Điều kiện sống tệ hại và tình trạng cho thuê bất hợp pháp
Quản lý khu nhà của căn hộ trên đường Clarence nói ông đã đi kiểm tra vài tuần trước và đó đã được sắp đặt là căn hộ một phòng ngủ.
“Người chủ nhà không biết, bản thân tôi và cả công ty địa ốc cũng không biết là căn hộ đã được cho thuê lại. Chúng tôi chỉ có thể kiểm tra hàng năm hoặc như thế nào đó theo tiêu chuẩn quy định.” Ông nói thêm rằng tình trạng ở quá số lượng là không phải không phổ biến trong khu trung tâm.
“Đó chỉ là bản chất của thị trường trong khu CBD, nó xảy ra vì có nhiều người di dân đến từ châu Á, đó là cách họ sống ở quê nhà và họ vẫn có thể sống như vậy ở đây.”
Một căn hộ 2 phòng ngủ khác trong cùng tòa nhà, có 9 người ở tổng cộng. Trong khi một căn hộ 2 phòng ngủ khác ở Chippendale, mỗi phòng có 2 giường tầng để ở được 4 người.
Khi SBS gọi điện để hỏi liệu họ có biết việc sắp xếp cho thuê như vậy có thể là bất hợp pháp không, người nghe điện thoại nói họ không nghe thấy gì và cúp máy.
“Đây là điều tệ hại nhất có thể xảy ra trong một nơi ở có mật độ dân cư cao,” luật sư về strata, Stephen Goddard, nói khi xem đoạn phim bên trong những căn hộ do SBS thực hiện.
Leo Patterson Ross từ Hiệp hội người thuê nhà ở NSW nói, khả năng chi trả là vấn đề chính đối với các sinh viên đang mắc kẹt trong những nơi ở chật chội như vậy.
“Không thể tìm ra được một chỗ ở riêng nhưng vẫn nằm trong khả năng chi trả của các sinh viên, điều đó có nghĩa là họ thường phải chấp nhận việc sống khác biệt hoặc dưới chuẩn sống để có thể có một chỗ ở gần trường hoặc nơi làm việc,” ông nói.
Ông Ross nói sinh viên là đối tượng đặc biệt dễ bị lợi dụng vì họ không hiểu biết về luật cho thuê nhà, trong đó bao gồm những căn hộ ở quá người có thể là bất hợp pháp.
“Họ không hề được biết những thông tin như vậy trước khi đến Sydney. Và họ chỉ dựa vào thông tin từ bạn bè hoặc trên mạng.”
“Chúng tôi thường thấy sinh viên bị lợi dụng khi bị yêu cầu trả tiền thế chân nhiều hơn mức quy định. Đối với người thuê nhà ở NSW, tiền thế chân tối đa là 4 tuần tiền nhà và trả trước 2 tuần.”
Phát ngôn nhân thành phố Sydney nói thành phố này đang có những chỗ ở vượt quá số lượng cho phép và điều này đặc biệt nghiêm trọng vì có thể dẫn đến hỏa hoạn và an toàn cho người ở.
Những điều tra trước đây đã phát hiện những căn hộ với nhiều lỗi về an toàn hỏa hoạn và đã bị sửa chửa trái phép để bỏ thêm giường, chặn lối thoát hiểm. Nhiều trường hợp có thể được xem là vi phạm điều kiện của tòa nhà khi sử dụng sai mục đích.
“Nhân viên hội đồng thành phố đang làm việc trực tiếp với cơ quan chính phủ để có phản hồi về tình trạng rủi ro, phát hiện và xử lý những chỗ ở bất hợp pháp trên diện rộng,” phát ngôn nhân cho biết.
Ông Goddard cũng chỉ ra vai trò của strata, kể từ năm 2016, đã có thể sử dụng luật để hạn chế số lượng người tối đa sống trong một căn hộ là 2 người cho mỗi phòng ngủ. Nhưng họ vẫn làm trái để thu tiền thuê.
“Người chủ nhà phải biết ai vào thuê và với mục đích gì,” ông nói, “Không thể nói là tôi không biết. Nếu chủ nhà không biết thì còn ai biết?”
Nguồn: Sbs.com.au
Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí
Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.