Tại sao Trung quốc lùng kiếm sữa bột của Úc dành cho bé sơ sinh?
Vụ tai tiếng liên quan đến sữa bột trẻ em do Trung quốc sản xuất khiến người tiêu thụ tại Hoa lục thay đổi cách chọn lựa.
Họ không còn tin tưởng vào hàng hóa do Trung quốc sản xuất dẫn đến việc hướng ra ngoại quốc để mua các sản phẩm tin cậy và góp phần cho tình trạng gia tăng các tay chuyển hàng về Trung quốc gọi là Daigou.
Thế nhưng các quan ngại diễn ra qua việc làm vô đạo đức của các công ty sữa bột mà các bác sĩ cho rằng họ chỉ biết tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng trên thị trường Á châu phát triển chưa từng có.
Khát vọng dường như chưa hề được thỏa mản của Trung quốc, trong việc nhập cảng sữa bột cho trẻ em, thường được xem ‘vụ chạy đua tìm vàng trắng’.
Nhu cầu của sản phẩm nầy dâng cao, sau khi một vụ tai tiếng về nhiễm độc chết người, diễn ra hồi năm 2008.
Công ty sản xuất sữa bột lớn nhất Trung quốc là tập đoàn Sanlu, bán các sản phẩm có chứa chất melanine kỹ nghệ độc hại, nhằm gia tăng mức độ chất đạm một cách nhân tạo.
Bà Jan Carey là giám đốc của nhóm kỹ nghệ, có tên là Hội đồng Dinh Dưỡng cho Trẻ Sơ Sinh viết tắt là INC, nói rằng có 6 bé sơ sinh chết và khoảng 54 ngàn em khác, được đưa vào bệnh viện.
“Đối với một bé sơ sinh dễ gặp nhiều nguy cơ, sữa bột của Trung quốc gây tổn hại thận và hàng trăm ngàn bé uống sữa theo công thức nầy, thận đã bị hư hại trầm trọng cùng một số chết".
"Vì vậy đó quả là một vụ tai tiếng lớn lao và khiến cho dân chúng Trung quốc, không còn tin tưởng ở sữa bột của Trung quốc cung cấp“, Jan Carey.
Sau đó người ta tìm thấy có các công ty Trung quốc khác cũng bị ảnh hưởng trong vụ tai tiếng nầy.
Những người tiêu thụ Trung quốc, bắt đầu tìm kiếm các hộp sữa bột cho trẻ em ở ngoại quốc, trong đó có nước Úc và nhu cầu tiếp tục cho đến ngày nay.
Bà Carey cho biết, Úc được biết tiếng nhờ vào nhiều lý do.
“Đó sự gần gũi về mặt địa lý của chúng tôi với Trung quốc, chúng ta cùng ở trong vùng Á châu".
"Vì vậy tôi nghĩ dân chúng Hoa Lục nhắm nhiều vào nước Úc, cũng như tại Tân tây Lan đã đề ra luật lệ, để ngăn cản người tiêu thụ đem đi xuất cảng, khi chỉ cho phép mua tối đa là 5 hộp sữa bột mỗi lần mà thôi”, Jan Carey.
Sự phổ biến của sữa bột Úc, dẫn đến sự gia tăng của các người săn hàng Trung quốc tại Úc, được gọi là Daigou, họ mua các kiện hàng Úc để gởi về Hoa Lục.
Có nhiều tin tức lập đi lập lại của giới truyền thông, về việc họ tìm cách mua các mặt hàng nổi tiếng của Úc, ngay khi các cửa hàng mới nhập hàng về, khiến cho người tiêu thụ Úc không còn chọn lựa nào về nhãn hiệu cả.
Hội đồng Dinh Dưỡng cho Trẻ Sơ Sinh cho biết, người tiêu thụ có thể mua mặt hàng yêu chuộng trên trang mạng, trong khi đó, những người bán lẻ giới hạn chỉ bán 3 hộp sữa bột mỗi lần và biện pháp nầy tỏ ra hữu hiệu.
Sự phổ biến của các Daigou, cũng dẫn đến việc gia tăng các công ty chế tạo, trong những việc thường được xem là thị trường xám, nơi các mặt hàng được bán bên ngoài hệ thống phân phối hàng hóa thông thường.
Một trong những công ty nầy, liên kết với nhà cung cấp Úc trực tiếp với các chủ cửa hàng và người mua là hiệu A-U-make, một công ty có đăng ký trên thị trường chứng khoán Úc châu, có 12 cửa hàng tại Sydney.
Giám đốc công ty AuMake là Leong Chan, giải thích cách thức hoạt động của dịch vụ.
“Người tiêu thụ của chúng tôi biết chúng tôi là ai, đa số các Daigou biết những nhãn hiệu của người Úc sản xuất".
"Họ đến các cửa hiệu của chúng tôi, rồi chúng tôi nói chuyện với họ về những gì họ tìm kiếm. Họ có thể nói, chẳng hạn như 10 hộp sữa bột với nhãn hiệu đặc biệt cho em bé và rổi chúng tôi cung cấp số hàng cho họ”, Leong Chan.
"Họ không thể tìm cách thuyết phục các phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ để xử dụng sản phẩm của họ, bằng cách tạo ra cảm tưởng rằng các sản phẩm nầy tốt hơn cho sức khỏe của các bé sơ sinh”, Karleen Gribble.
Ông Chan cho biết, tin tức cuả giới truyền thông cho rằng, những người mua hàng Trung quốc ăn cắp hay gây hỗn loạn trong các trung tâm mua sắm, đã làm tổn hại cho những nhà mua bán có tên tuổi.
“Đó không chỉ là những người dọn sạch kệ hàng của chúng tôi và chuyên làm chiêu trò nầy, quí vị biết đó là một thiểu số làm như vậy".
"Thế nhưng bọn Daigou nói chung, tìm cách làm những việc hợp pháp và bọn nầy thực sự rất quan trọng".
"Với đội ngũ Daigou và người tiêu thụ Trung quốc mua các sản phẩm, tình trạng đã rất khác biệt”, Leong Chan.
Ông cho biết, một số sản phẩm bao gồm loại mật ong của Úc sản xuất và sữa bột cho trẻ em, là các mặt hàng thông dụng trong số hàng ngàn khách hàng, đến các cửa hàng của ông mỗi ngày.
Ông cho rằng việc nầy thêm vào một số lý do, trong đó là lòng tin vào các sản phẩm của Úc, kể từ sau khi có vụ tai tiếng về melamine.
“Trong rất nhiều trường hợp và rất nhiều vụ xử lý về việc tiếp thị và chiến thuật, cũng như những chuyện tương tự như vậy, thế nhưng thời điểm cũng rất quan trọng nữa”.
Trong khi đó, bà Jan Carey thuộc Hội đồng Dinh Dưỡng Bé Sơ Sinh Úc châu nói rằng, trong khi hiện không có vấn đề an toàn với các loại sữa bột Trung quốc sản xuất, bà hy vọng người tiêu thụ Trung quốc sẽ thận trọng, với các loại sữa bột trẻ em chế tạo ở hải ngoại.
“Trung quốc có dân số hết sức đông đảo, họ phỏng đoán có 23 triệu bé sơ sinh chào đời mỗi năm, đó vào khoảng dân số của nước Úc".
"Trung quốc không thực sự có đủ sữa hay đủ thực phẩm để nuôi sống dân chúng họ, vì đó là một dân số đang tăng trưởng”, Jan Carey.
Còn bà Karleen Gribble là Phụ tá Giáo sư Khoa Y Tá và Hộ sinh tại Đại học Miền Tây Sydney.
Bà đề nghị, việc tiếp thị tích cực hiện thỏa mãn các nhu cầu cho người tiêu thụ Trung quốc.
“Các nhà sản xuất Úc và Tân tây Lan cũng như từ các nước Âu châu, thực sự đã có chiến thuật tiếp thị hết sức tích cực, đối với sữa bột dành cho bé sơ sinh ngay tại Trung quốc, vốn được xem là các sản phẩm sạch và rất an toàn".
"Việc nầy tạo nên thái độ tiêu cực đối với các gia đình Trung quốc, khi họ không tin vào sản phẩm địa phương, nhưng tin tưởng rằng các loại sữa ngoại quốc nói trên là tốt cho các bé, vì vậy họ đang mua loại sữa nầy và tìm đủ mọi cách để mua”, Karleen Gribble.
Được biết sữa bột là loại thay thế cho sữa mẹ, vốn là loại sữa được chế tạo nhằm thích hợp cho các bé sơ sinh.
Nó có thể trích xuất từ sữa hoặc từ thảo mộc, và được bán như một loại chất bột khi pha với nước.
Thế nhưng cũng có lúc, khi sữa bột cần thiết để bổ túc hay thay thế cho sữa mẹ.
Tiến sĩ Gribble hiện quan ngại về việc, người mua hàng tại các nước Á châu, không hiết được về những nguy hiểm về mặt y tế, khi không cần thiết phải dùng sữa bột dành cho bé sơ sinh.
“Các sản phẩm của chúng tôi luôn luôn tốt cho bé sơ sinh, thế nhưng khi chúng được dùng để thay thế cho sữa mẹ, thì lại gây hại cho các bé và toàn thể dân chúng".
"Khi chuyện nầy xảy ra tại các nước như Trung quốc, Campuchia và Việt Nam, như tôi đã thấy trong tuần nầy qua một vài quảng cáo từ Việt Nam, với 80 phần trăm dân số xử dụng nước với phẩm chất hết sức tệ hại, thì chúng ta thực sự có khó khăn trong chuyện nầy”, Karleen Gribble.
Ông Keong Chan thuộc công ty AUMake thừa nhận rằng, việc tiếp thị hay quảng cáo khá quan trọng, thế nhưng ông cho rằng có những vấn đề khác cần được xem xét.
“Vì vậy về mặt văn hóa, quả là một định kiến khi mua hay xử dụng sữa bột dành cho em bé, đó là một chuyện rất phổ biến".
"Vì vậy tôi không nghĩ đó là một vấn đề đạo đức trong đó, mà như tôi đã nói, nó có thể là một sự tiện lợi hay những gì mà quí vị thường hay dùng”, Leong Chan.
Tuy nhiên tiến sĩ Karleen Gribble tỏ ra không tin tưởng.
Bà tin rằng chính phủ Úc cần giữ một vai trò quan trọng hơn trong việc ngăn chận cách hành xữ tệ hại qua việc nước Úc xuất cảng các loại sữa bột dành cho trẻ sơ sinh của Úc.
“Chúng tôi có những qui tắc ghi trên nhãn hiệu của sữa bột tại Úc, chúng tôi cũng có các qui luật tương tự cho sữa bột gởi ra ngoại quốc".
"Vì vậy nên có những đòi hỏi các nhà sản xuất, không thể cam kết trên việc tiếp thị, đó là việc làm vô đạo đức hay lợi dụng".
"Họ không thể tìm cách thuyết phục các phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ để xử dụng sản phẩm của họ, bằng cách tạo ra cảm tưởng rằng các sản phẩm nầy tốt hơn cho sức khỏe của các bé sơ sinh”, Karleen Gribble.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.