Thay đổi trong thủ tục bảo lãnh cha mẹ qua Úc gây hoang mang
Chính phủ thay đổi điều kiện bảo lãnh cha mẹ qua đó tăng gấp đôi thu nhập hàng năm của người bảo lãnh có khả năng ảnh hưởng đến 30 ngàn hồ sơ đã nộp trước ngày 1/4/2018. Kế toán viên Yi Cai tại Melbourne nghĩ rằng mình đã hội đủ các điều kiện đòi hỏi khi giúp mẹ
Kế toán viên Yi Cai tại Melbourne nghĩ rằng mình đã hội đủ các điều kiện đòi hỏi khi giúp mẹ nạp đơn xin visa Úc thuộc diện bảo lãnh cha mẹ gần 3 năm trước đây.
Với công việc có lợi tức khá cao, cô nầy 25 tuổi dễ dàng đáp ứng các đòi hỏi về lợi tức, trong việc bảo lãnh cha mẹ và cũng tin tưởng rằng, trường hợp của cô nằm gần mức cao nhất trong danh sách chờ đợi.
Thế nhưng vào đầu tháng 4, chính phủ Turnbull bất ngờ thay đổi luật lệ di trú.
“Hiện tôi cảm thấy quá tuyệt vọng, thời gian chờ đợi suốt 3 năm nay xem như đã tiêu tan”, Yi nói.
Điều kiện AOS (Assurance of Support) theo luật cũ, một người độc thân muốn bảo lãnh hai cha mẹ cần có mức lợi tức hàng năm khoảng 36 ngàn đô la.
Nay cũng trong trường hợp như vậy nhưng theo luật mới, người nầy cần có lợi tức hàng năm là 87 ngàn đô la.
Trường hợp của cô Yi chẳng phài là vụ duy nhất. Độc giả Facebook của Ban Việt ngữ Huy Nguyễn đã nộp hồ sơ xin Contributory parent visa (subclass 143) năm 2017.
“Tôi chỉ là một người nước ngoài , hy vọng sẽ được duyệt để đoàn tụ với con của mình đồng thời trở thành thường trú nhân, và nếu đạt điều kiện thì sẽ trở thành một người công dân Úc.”
“Tôi và cũng như hơn 30.000 người đã nộp hồ sơ xin visa này (tính tới thời điểm trước 01/04/2018) chỉ khi chúng tôi thấy rằng đã đạt những điều kiện được quy định bởi chính phủ Úc trước đây, tôi hoàn toàn bị sốc (chưa dám nói là cảm thấy bị lừa gạt) khi hay điều kiện xin AOS sẽ thay đổi bắt đầu vào 01/04/2018.”
“Hy vọng các vị của các bộ phận nêu trên thuộc chính phủ Úc, đứng vào hoàn cảnh của những người đã nộp visa và bị ảnh hưởng bởi quy định xin AOS mới để thấy được khó khăn của chúng tôi & sửa đổi lại quy định cho phù hợp,” ông Huy kêu gọi.
Có 3 văn phòng di trú tại Sydney và Melbourne cho đài SBS biết rằng, họ bị tràn ngập với các cú điện thoại của hàng trăm khách hàng quan ngại, trong danh sách chờ đợi và nhiều người đã chờ như vậy trong nhiều năm qua.
Ông Yan Kirk điều hành văn phòng di trú tên là Newstars tại Melbourne, phần lớn là giao dịch với các khách hàng người Hoa, trong số đó có nhiều người nạp đơn xin visa bảo lãnh cha mẹ.
Ông cũng có tên trong một thỉnh nguyện thư trên mạng yêu cầu đảo ngược sự thay đổi có hơn 10 ngàn người ký tên tham gia.
Ông tranh luận rằng chính phủ đã thay đổi luật lệ, ảnh hưởng đến hàng ngàn di dân đang chờ đợi trong một danh sách dài để bảo lãnh cha mẹ. “Nó ảnh hưởng thực sự đến quá nhiều đương đơn đã nạp đơn và đang chờ đợi suốt 3 năm, thậm chí trong trường hợp xin visa bảo lãnh cha mẹ theo cách thông thường, là 7 hay 8 năm.”
“Họ đã có kế hoạch đủ thứ phù hợp với các đòi hỏi trước kia, thì bất thình lình có thay đổi mới áp dụng trực tiếp đối với họ”.
Trong khi đó Tổng Trưởng Dịch Vụ Xã Hội là ông Dan Tehan trong một thông cáo gởi đến SBS cho biết, chính phủ chỉ muốn ‘bảo đảm những di dân mới đến, có đủ khả năng tài chính để hỗ trợ cho họ’.
Ông nói, các thay đổi sẽ không áp dụng hồi tố và chỉ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 mà thôi.
Thế tại sao những người trong danh sách chờ đợi, lại bị ảnh hưởng? Ngay lúc nầy, có những người chờ đợi khoảng 3 năm cho hầu hết các visa bảo lãnh cha mẹ thuộc dạng thông thường nhất là có đóng góp tức ‘contributory parent visa’, mặc dù một số vi sa bảo lãnh cha mẹ thuộc dạng không đóng góp non-contributory, phải chờ đợi đến 30 năm.
Hầu hết các trường hợp khó khăn cho Bộ Nội Vụ vốn kiểm tra lý lịch của các bậc cha mẹ.
Sau đó thông thường, một khi Bộ nói trên chấp thuận, thì người bảo lãnh thường là người con ở Úc, được mời đến để gởi một lá thư bảo lãnh tức Assurance of Support letter đến Centrelink, để chứng tỏ đương đơn thoả mãn các đòi hỏi về mặt lợi tức.
Người bảo lãnh còn phải ký quỹ ngân hàng, để chi trả mọi phí khoản mà cha mẹ họ có thể cần đến khi ở Úc.
Việc thay đổi không ảnh hưởng đến những ai đã gởi form đến Centrelink trước ngày 1 tháng 4, thế nhưng hàng chục ngàn người có tên trong danh sách chờ đợi và chưa nạp đủ các hồ sơ cần thiết, sẽ đối diện với những thay đổi.
Bà Mary Petetsos thuộc Liên Đoàn các Cộng Đồng Sắc Tội Úc Châu cho biết, các cộng đồng sắc tộc hiện rất quan ngại, đặc biệt là cộng đồng người Hoa và người Ấn, có nhiều người nạp đơn xin bảo lãnh cha mẹ.
“Những gì chúng tôi nghe được từ các cộng đồng là, họ thực sự lo ngại là các mục tiêu nay đã thay đổi, các điều kiện mà họ nghĩ liên quan đến việc bảo lãnh cha mẹ sang Úc, thì nay hoàn toàn đổi khác”.
Việc thay đổi đã có hiệu lực và không cần bất cứ luật lệ nào nhưng cần được quốc hội thông qua.
Thế nhưng SBS có thể tiết lộ rằng, đảng Xanh sẽ tìm cách đảo ngược biện pháp nói trên qua một nghị quyết chống đối, khi Thượng Viện nhóm họp trở lại, sau khi bản ngân sách được trình ra vào ngày 8 tháng 5 sắp tới.
Thượng nghị sĩ đảng Xanh là ông Nick McKim cho biết, các bảo đảm hiện tại hiện quá đủ và chính phủ hiện tìm cách cắt giảm con số di dân một cách lén lút.
“Chúng tôi hiện nhận được nhiều phản hồi về vấn đề nầy và mọi người cho chúng tôi biết rằng, thủ tục quá tốn kém và mất nhiều thời gian, để mang các thành viên trong gia đình đến nước Úc.”
“Các thay đổi nầy chỉ làm cho mọi chuyện thêm tệ hại hơn mà thôi, mọi thứ khó khăn hơn và tốn kém hơn để đoàn tụ gia đình tại Úc. Đó là lý do đảng Xanh sẽ tranh đấu việc nầy, khi chính phủ trình vấn đề nầy ra trước quốc hội”.
Lao Động cũng chỉ trích những thay đổi của chính phủ, như là một cuộc tấn công vào các gia đình di dân, thế nhưng Lao Động lại không cam kết tham gia trong một nghị quyết chống lại.
Theo SBS Vietnamese
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.