RSS

Đô đốc Mỹ yêu cầu cấp thêm kinh phí để chống Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Chỉ huy lực lượng quân sự của Mỹ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương đã thúc giục cơ quan ra quyết định chiến lược của Hoa Kỳ tăng cường đầu tư tài chính trong khu vực để chống lại việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc, theo SCMP.

“Bằng việc tạo ra sự sợ hãi và gây sức ép, Bắc Kinh đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của mình để bẻ cong, phá vỡ và thay thế trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc hiện có”, Đô đốc Phil Davidson nói tại phiên điều trần của Ủy ban Vũ trang Thượng viện hôm thứ Ba (12/2).

“Với những gì đã có, Bắc Kinh tìm cách tạo ra một trật tự quốc tế mới do Trung Quốc lãnh đạo và với ‘đặc trưng Trung Quốc’, một cách để thay thế sự ổn định và hòa bình của Ấn Độ-Thái Bình Dương đã tồn tại hơn 70 năm”, ông Davidson nói.

Đô đốc Admiral Phil Davidson. (Ảnh: AFCEA International)

Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để lấy kinh phí xây tường

Tổng thống Donald Trump sẽ ký luật chi tiêu để không phải đóng cửa chính phủ thêm một lần nữa và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm có thêm tiền cho việc xây dựng bức tường biên giới phía nam, theo Bloomberg.

“Tổng thống Trump sẽ ký luật cấp ngân sách cho chính phủ, và như ông đã tuyên bố trước đó, ông cũng sẽ ký sắc lệnh điều hành khác, bao gồm cả việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, để cho phép chúng ta ngăn chặn khủng hoảng an ninh quốc gia và nhân đạo tại biên giới”, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết thông tin trong một tuyên bố hôm thứ Năm (14/2).

Sau khi nhận được thông báo từ Nhà Trắng, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói rằng Thượng viện sẽ bỏ phiếu cho kế hoạch này vào lúc 3h30 chiều (giờ Washington) ngày thứ Năm.

Tổng thống Trump thể hiện quyết tâm tìm kinh phí xây bức tường để giải quyết khủng hoảng an ninh biên giới. (Ảnh: Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh)

Nhật tố Triều Tiên liên tục vi phạm lệnh cấm của LHQ

Nhật Bản tuyên bố họ có bằng chứng về việc Triều Tiên liên tục trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế trên biển, cảnh báo rằng các sự việc mà họ bắt gặp có thể “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm” về các chuyển tàu trái phép mà Bình Nhưỡng âm thầm vi phạm, theo bản tin ngày 14/2 của ABC.

Tuyên bố của Tokyo được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp lại lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của họ tại Việt Nam.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản nói với ABC rằng đánh giá của họ về Triều Tiên là không thay đổi: Bình Nhưỡng vẫn là một “mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng thấy và thường trực”.

Triều Tiên được cho là thường xuyên có các hoạt động trao đổi dầu trên biển, đây là hành động chống lại lệnh cấm nhập quá 500.000 thùng dầu tinh chế mỗi năm của Liên Hợp Quốc đối với Bắc Hàn. Đây là một trong một loạt các lệnh cấm của LHQ đối với Bình Nhưỡng để gây sức ép buộc họ phải dừng chương trình hạt nhân của mình.

Hai tàu được cho là đang thực hiện việc trao đổi dầu lậu cho Triều Tiên. (Ảnh: ABC)

Phó Tổng thống Mỹ chỉ trích châu Âu về vấn đề Iran

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã cáo buộc các cường quốc châu Âu hôm thứ Năm (14/2) rằng họ đã phá vỡ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, theo Reuters.

“Thật đáng buồn, một số đối tác hàng đầu châu Âu của chúng tôi đã gần như không hợp tác”, ông Pence nói. “Trên thực tế, họ đã cố gặng tạo ra các cơ chế để phá vỡ các biện pháp trừng phạt của chúng tôi”.

Ông Pence đưa ra phát biểu này tại một hội nghị hòa bình ở Trung Đông được tổ chức tại Warsaw, Ba Lan, với sự tham dự của đại diện 60 quốc gia. Điều đáng chú ý là hội nghị này có sự tham dự của các quốc gia Ả Rập ở vùng Vịnh và Israel, điều mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đánh giá là “bước ngoặt lịch sử” đối với liên minh chống Teheran. Hội nghị không thấy có mặt các đại diện của Iran, Nga và Palestine.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. (Ảnh: Epoch Times)

Macedonia đổi tên nước thành ‘Bắc Macedonia’

Bộ Ngoại giao của nước ‘Bắc Macedonia’, tên cũ là ‘Macedonia’, thông báo họ đã chính thức báo cáo Liên Hợp Quốc (LHQ), và các quốc gia thành viên của tổ chức này và các cơ quan quốc tế rằng tên nước mới của họ có hiệu lực theo thỏa thuận lịch sử nhằm chấm dứt tranh chấp lâu dài với nước láng giềng Hy Lạp.

Bộ này, trong một thông cáo báo chí vào chiều thứ Năm (14/2), cho hay họ đã gửi các tài liệu liên quan tới việc đổi tên cho “Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên và quan sát viên, và cho tất cả các tổ chức quốc tế, đa phương và khu vực”.

Bắc Macedonia đã chính thức đổi tên nước vào hôm thứ Ba và chính quyền của quốc gia này đã thay thế tên nước trên các biển báo đường bộ ở biên giới với Hy Lạp. Tiếp theo họ sẽ thay đổi tên nước trên các bảng hiệu ở sân bay, các trang web và các tài liệu in.

Bắc Macedonia đã bị Hy Lạp phản đối việc sử dụng tên nước là ‘Macedonia’ trong nhiều năm kể từ khi nước này tách khỏi Nam Tư. Hy Lạp phản đối vì quốc gia này cũng có một phần lãnh thổ với tên là ‘Macedonia’.

‘Bắc Macedonia’ đã cho thay tên nước mới trên tấm biển chỉ đường ở biên giới với Hy Lạp. (Ảnh: AP)

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.