RSS

Nhà Trắng từng yêu cầu Lầu Năm Góc đánh Iran

Tháng 9 năm ngoái, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ từng yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này lên các phương án quân sự đánh Iran, Wall Street Journal đưa tin hôm Chủ nhật (13/1), dẫn thông tin từ một số nguồn tin đương kim và cựu quan chức Mỹ.

Yêu cầu này đến sau khi xảy ra sự kiện các phiến quân thân Iran nã 3 quả pháo vào khu vực ngoại giao ở Baghdad (Iraq), nơi có trụ sở Đại sứ quán Mỹ đầu tháng 9/2018. May mắn không ai bị thương trong sự việc này. Hai ngày sau đó lại có 3 quả tên lửa được bắn vào khu vực có Lãnh sự quán Mỹ ở TP Basra nhưng cũng không gây hậu quả nghiêm trọng.

Mỹ John Bolton
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton phát biểu tại Quỹ Di sản ở thủ đô Washington (Mỹ) ngày 13-12-2018. (Ảnh: GETYY IMAGES)

Dù không ai bị thương nhưng những quả báo đã “dẫn đến một sự báo động bất thường ở Mỹ”, theo Wall Street Journal. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton – người lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã chủ trì nhiều cuộc họp bàn cách phản ứng, và rồi yêu cầu lên phương án quân sự đánh Iran được đưa ra.

Thủ tướng Úc chống ảnh hưởng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương

Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết hôm thứ Hai (14/1), ông sẽ tới thăm Fiji và Vanuatu trong tuần này như một phần trong nỗ lực bù đắp ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Nam Thái Bình Dương. Theo đó, ông Morrison sẽ tới Vanuatu vào thứ Tư (16/1), trong chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Úc tới quốc đảo Thái Bình Dương trong ba thập kỷ. Sau đó, ông sẽ tới Fiji, và về lại vào thứ Sáu (18/1), một phát ngôn viên cho biết.

“Đây là một phần của bước tiến Thái Bình Dương của chúng tôi. Đó là một phần của sự tập trung vào các nỗ lực quốc tế của chúng tôi trong khu vực của chúng ta, trong sân sau của chúng ta và đảm bảo chúng ta có thể có sự khác biệt lớn nhất có thể”, ông Morr Morrison nói trên Australian Broadcasting Corp TV.

Thủ tướng Úc Scott Morrison
Thủ tướng Úc Scott Morrison đến dự Hội nghị CEO APEC 2018 tại Port Moresby, Papua New Guinea, 17 tháng 11 năm 2018. (Ảnh: Fazry Ismail / Pool thông qua REUTERS)

Chuyến đi sau cuộc gặp của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 với tám nhà lãnh đạo đảo Thái Bình Dương trước hội nghị thượng đỉnh APEC tại Papua New Guinea. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu hút các quốc đảo ở Thái Bình Dương đã được theo dõi một cách thận trọng bởi các quốc gia có truyền thống nắm quyền lực trong khu vực, như Úc, New Zealand và Hoa Kỳ.

Công bố thư của Tổng thống Pháp trước cuộc tranh luận quốc gia

Hai tháng sau khi nổ ra phong trào biểu tình của những người “Áo vàng”, Phủ Tổng thống Pháp hôm Chủ nhật đã công bố bức thư của Tổng thống Emmanuel Macron gửi tới toàn thể người dân, trong đó kêu gọi người dân “hãy biến sự phẫn nộ thành giải pháp”. Bức thư được xem là nhằm tạo khuôn khổ của cuộc tranh luận quốc gia lớn dự kiến vào ngày 15/1 tới.       

Theo Nhà lãnh đạo Pháp, cuộc tranh luận quốc gia sắp tới không phải là một cuộc bầu cử hay một cuộc trưng cầu ý dân, đồng thời kêu gọi đông đảo người dân tham gia sự kiện này. Ông cho biết sẽ trực tiếp thông báo kết quả cuộc tham vấn này một tháng sau khi kết thúc.

áo vàng
Phong trào biểu tình của những người “Áo vàng” tại Pháp. (Ảnh: Daily Star)

Trong bức thư, Tổng thống Macron nhấn mạnh, ông hiểu những bất bình và sự tức giận của người dân đối với tình trạng thuế cao hay sự không hài lòng với các dịch vụ công, song sẽ không chấp nhận bất kỳ hình thức bạo lực nào. Để giải quyết những lo ngại, điều cần thiết và hợp pháp là tất cả phải cùng nhau giải đáp những câu hỏi lớn trong tương lai.

Thủ tướng Anh cảnh báo ‘thảm hoạ’ nếu thỏa thuận Brexit bị hủy

Trong những nỗ lực cuối cùng nhằm thuyết phục các Nghị sĩ Anh ủng hộ thoả thuận Brexit mà chính phủ Anh đạt được với EU, Thủ tướng Anh Theresa May tiếp tục lên tiếng cảnh báo hậu quả thảm hoạ nếu như nước Anh không thực thi Brexit.

Phát biểu trên tờ Thời báo Chủ nhật ngày 13/1, bà May một lần nữa khẳng định, sẽ là “điều không thể tha thứ” nếu như nước Anh không thực thi Brexit, bởi như thế sẽ là sự xâm phạm nghiêm trọng đối với lòng tin của những cử tri Anh đã bỏ phiếu lựa chọn Brexit vào tháng 6/2016.

Thủ tướng Anh Theresa May
Thủ tướng Anh Theresa May và chồng Philip rời nhà thờ, gần High Wycombe, Anh, ngày 13 tháng 1 năm 2019. (Ảnh: REUTERS / Peter Nicholls)

Tuyên bố cứng rắn này của bà May được đưa ra vào thời điểm chỉ còn 2 ngày nữa là Hạ viện Anh sẽ bỏ phiếu thoả thuận Brexit. Hiện tại, đang có rất nhiều chính trị gia tại Anh đề cập đến việc Hạ viện Anh có thể hủy bỏ Brexit, bằng cách không kích hoạt hoặc trì hoãn Điều khoản 50 của Hiệp ước Lisbon về việc rời khỏi Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Hy Lạp kêu gọi bỏ phiếu tín nhiệm

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras hôm Chủ nhật cho biết ông sẽ kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong chính phủ của mình sau khi liên minh của ông thoái xuất, khiến ông mất thế đa số trong Nghị viện và tăng khả năng bầu cử nhanh chóng.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng cánh hữu Hy Lạp đã từ chức để phản đối một thỏa thuận chấm dứt một cuộc tranh chấp kéo dài với Macedonia về tên của nó, nói rằng ông sẽ đưa sáu bộ trưởng khác của mình rời nội các.

Cuộc khủng hoảng đã khiến một thỏa thuận năm 2018 thay đổi tên của Macedonia thành Bắc Macedonia trong tình trạng lấp lửng. Sự chứng thực của Nghị viện Hy Lạp về tên này là bắt buộc đối với quốc gia Balkan nhỏ bé để gia nhập Liên minh châu Âu và NATO. Nghị viện Macedonia đã phê chuẩn hiệp định với một sửa đổi hiến pháp.

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.