RSS

Trung Quốc sẽ không chịu buông Biển Đông

Trung Quốc đã cho thấy một dấu hiệu rõ ràng rằng họ sẽ không chịu nhượng bộ quyền lợi của mình trên Biển Đông khi cho một tàu khu trục trực tiếp đối đầu với tàu chiến của Hoa Kỳ hôm 30/9, các nhà phân tích quân sự và ngoại giao đánh giá, theo SCMP.

“Theo các quy tắc thông thường để đảm bảo an toàn hàng hải, chúng tôi không thấy con tàu nào lại tiến gần [tới một con tàu khác] như thế này”, ông Collin Koh, một nghiên cứu viên tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nói về tình huống tàu chiến Trung Quốc đối đầu tàu chiến Mỹ ở khoảng cách chỉ khoảng 40m trên Biển Đông. “”Hành động của tàu chiến Trung Quốc là có tính toán và cố ý”, ông nhận định.

“Đây là hành động nguy hiểm và nguy hiểm nhất mà Trung Quốc đã thực hiện kể từ khi Trump lên nắm quyền”, Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Úc, nói. “Tất cả các hoạt động tự do hàng hải [trên Biển Đông] đều bị các tàu và máy bay của Trung Quốc kiểm soát, và được yêu cầu rời khỏi khu vực, nhưng chưa bao giờ xảy ra việc họ cho tàu tới gần [tàu chiến Mỹ] và nguy hiểm như thế”.

Tàu chiến Mỹ-Trung đối đầu ở khoảng cách chỉ khoảng 40 m trên Biển Đông. (Ảnh: gCaptain)

Có thể còn người sống dưới đống đống đổ nát sau động đất Indonesia

AP đưa tin một nhóm cứu hộ của Pháp cho hay họ đã phát hiện thấy dấu hiệu có thể còn có người sống sót dưới đống đổ nát của một khách sạn ở đảo Sulawesi, Indonesia, gần một tuần sau khi hòn đảo này bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần mạnh, với số người chết tăng lên hơn 1.500 người.

Philip Besson, một thành viên của nhóm cửu hộ Pompiers de l’urgence, nói rằng các cảm biến công nghệ cao của nhóm đã phát hiện thấy có nạn nhân trong đống đổ nát của khách sạn 4 sao Mercure Hotel ở Palu, nhưng không khẳng định được một cách chắn chắn là nạn nhân còn sống hay không.

Theo anh Philip, thiết bị của nhóm có thể nhận ra các dấu hiệu của sự sống, bao gồm hơi thở và nhịp tim.

Đống đổ nát sau trận động đất và sóng thân hôm 28/9 ở Indonesia. (Ảnh: AP)

Phó Tổng thống Pence chỉ trích hàng loạt vấn đề về Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông

Trong một bài phát biểu hôm thứ Năm, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Trung Quốc đang cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử Nghị viện sắp tới tại Mỹ nhằm làm suy yếu Tổng thống Donald Trump trong bối cảnh ông chủ Nhà Trắng đang thực hiện một loạt chính sách cứng rắn với Bắc Kinh.

Ông Pence cho rằng hành động của Bắc Kinh không chỉ nhắm vào cuộc bầu cử nghị viện tới đây mà mục tiêu xa hơn là nhằm ngăn cản ông Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2020. Ông Pence cũng chỉ trích Trung Quốc xây dựng pháo đài ở Biển Đông và thực hiện những hành vi liều lĩnh trong khu vực. Biển Đông chỉ là một trong 5 chủ đề mà ông Pence mô tả chi tiết khi phê phán những hành động khiến Mỹ bất bình. (Chi tiết)

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. (Ảnh: The Star)

Phương Tây công bố bằng chứng chỉ rõ Nga đứng sau các cuộc tấn công mạng

Phương Tây đã đưa ra các bằng chứng cho thấy các điệp viên quân sự Nga đã thực hiện các cuộc tấn công mạng ở phạm vi toàn cầu, nhắm vào mọi đối tượng ở bất cứ đâu, theo AP.

Cơ quan tính báo quân sự Nga, GRU, được chỉ mặt là đối tượng trực tiếp chỉ đạo các cuộc tấn công mạng này. Các nhà chức trách Anh và Úc cáo buộc GRU đã thực hiện cuộc tấn công mạng năm 2017 tàn phá Ukraine, làm rung chuyển cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ và các cuộc tấn công gây hại khác. Các quan chức Hà Lan nói rằng GRU đã cố gắng tấn công nhưng không thể đột nhập vào cơ sở dữ liệu của cơ quan giám sát vũ khí hóa học thế giới.

Reuters cho hay, Hoa Kỳ hôm thứ Năm (4/10), đã cáo buộc bảy nhân viên tình báo Nga tấn công máy tính và lấy cắp dữ liệu của công ty năng lượng hạt nhân Westinghouse Electric Co, cũng như cơ quan giám sát chống doping, liên đoàn thể thao và một cơ quan quốc tế nghiên cứu về vũ khí hóa học.

7 đối tượng người Nga thực hiện hành vi tấn công mạng đang bị FBI truy nã. (Ảnh: AP)

Hàn Quốc cử đoàn gần 200 người tham dự lễ kỷ niệm ở Triều Tiên

Một đoàn các quan chức chính phủ Hàn Quốc, các chính trị gia, các nhà lãnh đạo dân sự và tôn giáo đã đến Triều Tiên hôm thứ Năm (4/10) để tham dự sự kiện kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh liên Triều Tiên năm 2007, theo Yonhap.

Một phái đoàn gồm 160 người do Bộ trưởng Thống nhất, Cho Myoung-gyon, và lãnh đạo đảng Dân chủ, Lee Hae-chan, dẫn đầu sẽ có chuyến thăm Bình Nhưỡng 3 ngày. Đoàn quan chức Hàn Quốc đã tới Bình Nhưỡng trên một chuyến bay trực tiếp qua biên giới phía tây với Triều Tiên.

Sau khoảng một giờ bày, đoàn đại biểu Hàn Quốc đã được chào đón bởi Ri Son-gwon, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình và các quan chức Triều Tiên khác.

Bộ trưởng Thống nhất Cho Myoung-gyon (trái) cùng lãnh đạo đảng cầm quyền Lee Hae-chan (phía trước, phải) và các đại biểu khác đang lên máy bay tới Bình Nhưỡng hôm 4/10/2018. (Ảnh: Yonhap)

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.