RSS

Thêm một quốc gia khốn khổ vì không có sữa bột cho trẻ nhỏ do nạn Daigou Trung Quốc

11:00 18/07/2019

Ở thành phố Munich phía nam nước Đức, nhiều người Trung Quốc đến các cửa hàng bán sữa bột cùng với xe đẩy ngay từ khi mở cửa vào lúc 8 giờ sáng.

Theo các bản tin truyền thông của Đức được Đài Châu Á Tự do (Radio Free Asia) trích dẫn, hầu hết các khách hàng Trung Quốc được phỏng vấn cho biết họ mua sữa bột làm quà cho bạn bè và họ hàng ở quê nhà.

Các cửa hàng ở Đức (DM, ROSSMANN…) đều chỉ cho phép mỗi người mua tối đa 3 hộp sữa bột vì tình trạng người Trung Quốc vơ vét với số lượng khủng. Báo Đức cho rằng người Trung Quốc buôn lậu sữa bột còn khủng khiếp hơn cả heroin và cocaine.

Do nhu cầu cao, cửa hàng này đã hạn chế chỉ bán 3 sản phẩm Aptamil cho mỗi người. (Ảnh: John Macdougall/Getty Images)

Tuy vậy, cũng có một số người thừa nhận rằng họ có kế hoạch bán lại sữa bột để kiếm tiền. Một hộp sữa bột giá 10 euro có thể được bán với giá 25 euro ở Trung Quốc. Những người buôn sữa bột này bận rộn quanh năm.

Sau khi trải qua nhiều vụ bê bối về an toàn thực phẩm và sản phẩm từ sữa đầy tai tiếng ở Trung Quốc, nhiều khách hàng Trung Quốc đã mất niềm tin vào sữa bột sản xuất tại chính đất nước họ. Sự kiện quyết định là vụ bê bối sữa bột liên quan đến melamine vào năm 2008.

Trong vụ này, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin 300.000 trẻ sơ sinh là nạn nhân và 6 trẻ tử vong. Tiếp sau vụ bê bối này là các tin tức khác về sự xuất hiện của hoá chất công nghiệp melamine trong sản phẩm sữa sản xuất tại Trung Quốc.

“Với nhu cầu cấp bách về các sản phẩm an toàn, bán lại sữa bột đã trở thành công việc kinh doanh nở rộ ở Trung Quốc.”

Theo BBC, các cảnh báo lại dấy lên vào năm 2012 khi Tập đoàn Y Lợi, một trong các công ty nhà nước hàng đầu chuyên sản xuất các sản phẩm từ sữa, báo cáo rằng 2 trong số 40 lô sản phẩm của họ có hàm lượng thủy ngân cao hơn mức bình thường, cụ thể là 0,034 và 0,045 mg/kg. Thủy ngân sẽ làm tổn thương não và thận.

Với nhu cầu cấp bách về các sản phẩm an toàn, bán lại sữa bột đã trở thành công việc kinh doanh nở rộ ở Trung Quốc. Năm 2013, tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung đã đưa tin rằng người Trung Quốc buôn lậu sữa bột nhiều hơn cả heroin.

Từ tháng Giêng đến tháng 4/2013, có 880 lái buôn bị bắt giữ vì buôn lậu trái phép sữa bột từ Hồng Kông sang Trung Quốc. Trong khi cả năm 2013, chỉ có 81 người buôn cocaine và heroin bị bắt do buôn lậu từ Hồng Kông sang Trung Quốc.

Hãng thông tấn Deutsche Welle đưa tin, Lại Xuân (biệt danh), một phụ nữ Trung Quốc đến nước Đức cách đây 7 năm với tư cách là sinh viên, đã trở thành một người bán sữa chuyên nghiệp. Thu nhập hàng tháng của cô vào khoảng 16.000 euro (xấp xỉ 17.490 USD).

Các bậc cha mẹ Trung Quốc đặc biệt yêu thích các hãng sữa nổi tiếng như Milupa. Aptamil, một sản phẩm chính của hãng Milupa, đã tăng doanh số 30% trong năm 2013, trong khi các nhãn sữa Trung Quốc như Mengniu lại kinh doanh giảm sút. Trong năm 2012, doanh số bán các sản phẩm từ sữa của Mengniu đã giảm 16%.

Việc kinh doanh phát đạt này đã gây ra một số bất tiện cho người dân Đức. Một số bà mẹ Đức đã phải dự trữ vài hộp sữa bột phòng khi hết hàng. Giám sát viên của một tổ chức người tiêu dùng tại Đức cho biết hiện tượng người Trung Quốc mua sữa bột số lượng lớn đã gây ra những hỗn loạn trong ngành công nghiệp sữa bột nước này.

Đọc thêm: Melbourne: Người mua Trung Quốc "bao vây" cả kho hàng để vét sạch sữa bột trẻ em

Cuộc khủng hoảng sữa bột trẻ em đang diễn ra ở Úc vẫn không có dấu hiệu ngừng lại, khi mới đây đã lan truyền đoạn video cho thấy cảnh hàng chục người mua Trung Quốc xếp hàng bên ngoài một kho hàng của Woolworths để lấy sữa trước khi chúng được đưa lên kệ.

Cuộc khủng hoảng sữa bột trẻ em đang diễn ra ở Úc vẫn không có dấu hiệu ngừng lại, khi mới đây đã lan truyền đoạn video cho thấy cảnh hàng chục người mua Trung Quốc xếp hàng bên ngoài một kho hàng của Woolworths để lấy sữa trước khi chúng được đưa lên kệ.

Đoạn video được quay ở siêu thị tại Box Hill, ở phía đông Melbourne, đã cho thấy cảnh những người mua sắm xếp hàng dài suốt cả toàn bộ lối đi.

Những người này đã cố gắng che mặt của mình khi một người đàn ông đã xuất hiện để vạch trần “chiến thuật” gây tranh cãi của họ. Những người này được gọi là “daigou” - những người mua sắm cá nhân bán lại những thương hiệu được người dân Trung Quốc thèm muốn cho khách hàng ở nước này với mức giá đội lên rất cao.

"Hãy nhìn những người này... điều này là bất hợp pháp", người đàn ông này nói khi nhưng người mua sắm chạy về phía quầy thanh toán.

Các loại sữa bột trẻ em phổ biến như A2, Bellamy’s và Aptamil có giá khoảng 25 - 35 đô mỗi hộp sẽ được mua và bán cho khách hàng ở Trung Quốc với lợi nhuận lên đến 100 đô mỗi hộp.

Một phát ngôn viên của Woolworths nói với Yahoo7 News rằng đoạn phim này được quay trong khoảng thời gian hai tháng khi họ tăng giới hạn mua hàng của khách hàng từ 2 hộp lên 8 hộp, sau khi tuyên bố đã cải thiện nguồn cung cấp sữa bột.

Cuối tháng trước, Woolworth cho biết rằng giới hạn sẽ quay trở lại thành 2 hộp mỗi giao dịch.

Động thái này được đưa ra sau khi một video đã được chia sẻ trên Reddit vào cuối tuần qua. Nó cho thấy cảnh rất nhiều khách hàng xếp hàng với các hộp sữa bột trẻ em tại Woolworths ở Melbourne.

"Có một dòng người xếp hàng từ đầu nọ tới đầu kia của siêu thị mang theo những hộp sữa bột trẻ em", người dùng Reddit viết.

Các bậc phụ huynh Úc có những người gần đây đã phải lái xe cho đến nửa đêm để tìm kiếm các sản phẩm sữa phù hợp cho con mình. Họ từ lâu đã lên án các hành động vơ vét này, và nói rằng điều này đã khiến con cái của họ không có được loại sữa bột mình cần.

Coles cũng đã áp dụng giới hạn 8 hộp trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng họ cũng đã hạ xuống vài tuần trước.

Phát ngôn viên của Coles cho biết: “Coles cam kết đảm bảo khách hàng của chúng tôi có quyền tiếp cận với sữa bột trẻ em, và vậy nên chúng tôi đang giới hạn số lượng bán là 2 hộp đối với mỗi khách hàng.”

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.