RSS

Thú rừng gặp nguy hiểm cần được giúp đỡ nhiều hơn vào mùa hè

20:00 02/01/2019

Mùa hè là thời gian bận rộn cho sinh vật độc đáo nhất tại Úc tại những nơi nuôi dưỡng chúng.

Được biết trung tâm Kaola và các thú rừng Adelaide chăm sóc cho các con vật bản địa đặc biệt khi chúng bị thương do ảnh hưởng của con người.

Cuộc sống ở vùng ngoại ô cho thấy có nhiều khó khăn cho Duncan, một con kaola nhỏ bé mà mẹ của nó dường như đã bị xe tông chết.

Hartley Head là một người chăm sóc thú rừng chuyên nghiệp cùng với tổ chức Fauna Rescue, vốn trông nom các con thú mồ côi.

“Họ nhặt được nó, khi mẹ nó bị xe hơi đụng và chúng tôi không biết được tình huống ra sao. Chúng tôi nghĩ một số chuyện xảy ra do vết thương nhẹ về phía bên phải”.

Được biết Koala, hay gấu túi là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của nó là wombat.

Koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc.

Nó có chiều dài cơ thể khoảng 60–85 cm và khối lượng 4–15 ký, có màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la.

Koala ở các vùng phía bắc nói chung nhỏ hơn và sáng màu hơn hơn các con sống ở phía nam.

Koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4.

Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm, chu kỳ mang thai là 35 ngàyvà rất hiếm khi có sinh đôi.

Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu.

Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, chỉ bú sữa.

Trong thời gian này, nó phát triển tai, mắt và lông, sau đó koala nhỏ sẽ bắt đầu đi ra ngoài.

Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là "pap" do koala mẹ tiết ra.

Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây.

Sau 12 tháng ở với mẹ, koala cái tự đi kiếm ăn ở vùng xung quanh; trong khi koala đực tiếp tục ở với mẹ tới tận 2 đến 3 tuổi.

Trở lại với con kaola Duncan, được chữa trị tại Bệnh viện Kaola và Thú rừng Adelaide.

Bà Natasha May là y tá trưởng về thú rừng tại đây, cho biết đó là một vết thương thường thấy cho loài kaola trong bệnh viện ở Adelaide.

“Chúng tôi thường thấy chúng bị thương trong những trận đánh nhau, hoặc bị gãy xương do xe đụng và rất nhiều vụ khác như vậy”.

Trong khi đó, bà Joane Sloane là giám đốc bệnh viện nói trên.

"Nếu con vật bị xe đụng, bị chó tấn công hay nhìn không được khoẻ trên cây đó là một dấu hiệu tốt, đặc biệt là vào mùa hè, vốn có nhiều vụ xảy ra không được tốt cho lắm”, Hartley Head.

Bà cho biết mùa hè là thời gian bận rộn cho bệnh viện.

“Mỗi lần chúng tôi thấy những vụ thời tiết nóng bức hay mưa lớn hoặc giông bão, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các thú rừng, vì vậy hồi tháng rồi chúng tôi có một số chuyện đó".

"Thế nhưng tôi nghĩ sự gia tăng trong các hoạt động của con người cũng gây ảnh hưởng tương tự trong những tháng mùa hè, chúng ta đi dạo với chó nhiều hơn, rồi có nhiều công trình xây cất được dựng lên hay những chuyện như vậy”, Joane Sloane.

Được biết bệnh viện hoạt động nhờ sự hiến tặng tiền bạc của công chúng và các nhân viên phần lớn là những người thiện nguyện.

Chỉ có những sinh vật bản địa là được chữa trị tại đây và có nhiều con vật sinh sống tại thủ phủ của tiểu bang Nam Úc.

Vùng Adelaide Hills có mức độ kaola dường như vào khoảng 100 ngàn con và con số kaola trên khắp tiểu bang Nam Úc nói chung là ổn định.

Chúng có quá nhiều tại một số khu vực nên việc thiến đi là một phương pháp để kiểm soát số lượng của chúng.

Thế nhưng bà Joanne Sloane cho biết việc các con kaola bị thương là điều thường xảy ra, đặc biệt khi nơi ở của chúng bị các xa lộ cắt ngang trong những sinh hoạt của chúng.

“Tôi đoán thực tế là chúng ta đang sống chung nhau, trong hầu hết các tình huống, đó là con người đã khiến cho thói quen của sinh vật thay đổi và chuyện nầy không luôn luôn là tốt đẹp".

"Vì vậy tôi nghĩ chúng ta tìm cách lấp đầy khoảng cách đó, đặc biệt là những nơi mà con người tạo nên”, Joane Sloane.

Bệnh viện chữa trị khoảng một ngàn con vật mỗi năm, trong đó kaola chiếm khoảng 20 phần trăm.

“Chúng tôi là những người tin tưởng nhiều rằng, chúng tôi muốn thấy cuộc sống hoang dã nhận được cùng mức độ chăm sóc, để bất cứ con vật nào có những chủ nhân yêu mến chúng, cũng sẽ nhận được sự chăm sóc đầy đủ”.

Hartley Head cho biết những người theo dõi cuộc sống hoang dã, nên gọi cho dịch vụ cứu cấp thú rừng trong tiểu bang nếu họ thấy có các con thú cần được giúp đỡ.

"Nếu con vật bị xe đụng, bị chó tấn công hay nhìn không được khoẻ trên cây đó là một dấu hiệu tốt, đặc biệt là vào mùa hè, vốn có nhiều vụ xảy ra không được tốt cho lắm”, Hartley Head.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.