RSS

Thực tập không lương: Hình thức bóc lột trá hình của chủ doanh nghiệp

13:00 01/09/2018

Trên thị trường việc làm trên thế giới nói chung và thị trường Úc nói riêng, không ít các sinh viên đang chuẩn bị ra trường hoặc đã ra trường, phải chấp nhận hình thức thực tập không lương để đánh đổi một tấm vé bước chân vào thị trường việc làm. Điều đáng nói, là hình thức này đang bị các công ty lợi dụng, và các nhân viên thực tập được biết đến với cái tên ‘lao động nô lệ’.

Vào năm 2016, Michelle (giấu tên thật) - một sinh viên ngành báo chí ở Brisbane đã từng thực tập tại một tờ tạp chí ở địa phương. Cô làm việc 3 ngày một tuần, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều liên tục không có thời gian nghỉ. Ngoài Michellle, một loạt danh sách các thực tập được sắp xếp làm vào những giờ khác nhau trong tuần, bên cạnh 4 nhân viên chính thức trong công ty.

“Chúng tôi được phân công phải viết bài về dựa trên tin tức mà các tờ báo khác vừa đăng lên,” cô nói. “Nếu mà không có những tác giả và thợ ảnh làm không công thì tờ tạp chí đó chắc chắn chẳng tồn tại nổi.”

Cấp trên của Michelle đã bày tỏ mong muốn cô tiếp tục làm việc cho họ khi cô hoàn thành khóa học của mình. “Một số nhân viên khác chấp nhận là một hoặc hai ngày một tuần,” cô nói. “Nhưng tôi thì không.”

Hình thức làm việc không lương để đánh đổi kinh nghiệm vốn là một chiêu đã cũ mèm được dùng đi dùng lại bởi các nhà tuyển dụng tại Úc. Dựa trên một nghiên cứu vào năm 2016 mang tên ‘Unpaid Work Experience in Australia’, có đến 1 phần 3 người Úc ở độ tuổi từ 18-64 đã trải qua ít nhất 1 khoảng thời gian làm việc không công như thế. Nếu tính bộ phận những người trẻ từ 18-29 tuổi thì con số đó còn nhảy lên tới 2/3 số người Úc.

Tuy nhiên có không ít khóa thực tập hợp pháp lại là hình thức bóc lột sức lao động. Tôi đã từng làm việc cho những công ty mà nguồn nhân viên của họ phần lớn là dựa trên thực tập sinh.

Andrew Stewart là Giáo sư Luật tại Đại học Adelaide và là một trong những tác giả của nghiên cứu trên đã cho biết, hình thức thực tập vốn rất phổ biến trong các ngành công nghiệp như truyền thông và pháp luật. Nhóm nghiên cứu thực sự  "không thể tìm thấy một ngành công nghiệp nào hiện tại lại không áp dụng hình thức thực tập. Ngay cả trong các ngành như nhà hàng khách sạn hay các cửa hàng bán lẻ, vốn dĩ chẳng cần thực tập không lương thì bạn cũng dễ dàng thấy không ít nhân viên phải làm việc không công trong một thời gian ngắn.”

Internships and work placements

Internships and work placements

“Tôi biết khá nhiều về việc thực tập không lương vì tôi đã trải qua 4 lần như vậy. Tôi hoàn thành khóa học báo chí của mình vào năm 2009, và có lẽ đó là thời điểm tệ nhất để tốt nghiệp ngành này khi các công ty truyền thông đồng loạt cắt giảm ngân sách. Nền kinh tế toàn cầu khi đó đều suy thoái do ảnh hưởng của GFC.

Không có gì mờ ám ở đây, tất cả đều cho tôi kinh nghiệm quý báu, nhưng tôi đã trải qua khoảng 1 đến 2 năm bận bù đầu bù cổ vì làm việc và học cũng lúc, rồi sau đó là làm việc không công. Thậm chí có giai đoạn tôi đã phải làm đến 3 công việc thời vụ cùng lúc.

Mười năm sau, khi nền kinh tế đã phục hồi và việc thực tập phổ biến hơn bao giờ hết. Chỉ cần lướt qua một trang quảng cáo việc làm là bạn có thể dễ dàng tìm ra một công việc thực tập ở bất kì đâu, từ các thương hiệu chăm sóc sức khỏe cho đến các nhà môi giới bán du thuyền.

Thực tập không lương mỗi lúc lại càng được xem như một phần hiển nhiên của bất kì công việc nào,” Stewart nói.

Vậy hình thức đó có hợp pháp hay không?

Stewart nhấn mạnh rằng nghiên cứu của anh đã hé lộ việc hầu hết mọi người đều thỏa mãn với những kinh nghiệm mà họ đánh đổi được từ việc làm không công.

Để công việc thực tập được xem là hợp pháp, thì việc làm không lương này phải đi kèm với điều khoản nhân viên thực tập được rèn luyện kĩ năng và được hưởng khóa đào tạo rõ ràng.

Theo như trang chính của Fair Work Ombudsman, một số tiêu chí giúp xác định một vị trí thực tập nào đó có hợp pháp hay không hoặc nếu như công việc đó cần xác định lương thưởng rõ ràng thì phải dựa trên:

  • Công việc này vốn dĩ được giao cho những nhân viên làm có lương hay không? Doanh nghiệp hoặc tổ chức đó có thực sự công việc này? Nếu như một người đang nhận lãnh công việc mà lẽ ra phải được làm bởi nhân viên chính thức, hoặc nếu công việc đó thực sự cần doanh nghiệp hoặc tổ chức trực tiếp thực hiện, thì chắc chắn họ phải thuê nhân viên có trả lương.

  • Nhìn chung  thời gian làm việc thỏa thuận càng dài thì càng có nhiều khả năng họ phải thuê nhân viên có lương.

  • Công việc yêu cầu tạo ra giá trị hoặc thành phẩm thay vì chỉ quan sát, học tập, đào tạo hoặc phát triển kĩ năng, thì công ty phải thuê nhân viên có lương.

  • Ai được hưởng lợi nhiều nhất từ hợp đồng thỏa thuận làm việc? Nên lưu ý đó phải là nhân viên.

Điều gì đang thực sự diễn ra trong hệ thống việc làm?

Vào năm cuối của đại học, Stewart đã phải hoàn tất khóa thực tập dài 2 tuần trong một ban tin tức ở một tổ chức truyền thông lớn. Anh đã cùng làm việc với các phóng viên có kinh nghiệm, thực hiện bài đầu tiên của mình cho radio và giúp biên tập tin cho truyền hình. Cả hai công việc thực tập đều có vẻ như đáp ứng được hết yêu cầu của một vị trí không lương, bao gồm: làm việc dưới sự giám sát, được đào tạo kĩ năng khi làm việc và trong một khoảng thời gian giới hạn.

Tuy nhiên có không ít khóa thực tập hợp pháp lại là hình thức bóc lột sức lao động. Tôi đã từng làm việc cho những công ty mà nguồn nhân viên của họ phần lớn là dựa trên thực tập sinh. Những nơi đó hầu như đào tạo kĩ năng rất ít và cũng chẳng phải làm việc dưới sự giám sát trên danh nghĩa mà thôi. Vậy mà những thỏa thuận việc làm đó lại hợp pháp, được kí bởi những giảng viên từ đại học của họ, nhưng nếu nói cho công bằng thì họ đáng lẽ phải được trả tiền cho sức lao động của mình.

“Luật pháp, truyền thông, ngành quan hệ công chúng, báo chí, kế toán, kỹ thuật và công nghệ thông tin đang phổ biến hình thức thực tập này, khi các nhà tuyển dụng lợi dụng lỗ hổng của luật pháp để chọn ra những nhân viên làm việc,sản xuất, tạo ra thành phẩm cho họ mà chẳng cần trả đồng nào,” một người ẩn danh trên Twitter Dodgy Internships Australia chia sẻ.

Trước vụ GFC, ít nhất bạn có thể trông đợi từ công việc thực tập sẽ dẫn đến một vị trí làm việc lâu dài, với các quyền lợi như được trả lương đầy đủ, có ngày phép hằng năm, nhưng mọi thứ bây giờ đã khác.

Có rất nhiều trường hợp thực tập sinh ở lại làm và bị trả lương rất thấp, chỉ được xem như nhân viên thời vụ hoặc nhân viên dự phòng. Thậm chí có cả trường hợp họ nhận được ít nhất 50 đô la một ngày làm nếu họ chấp nhận làm sau khi khóa thực tập kết thúc.

Một vấn đề khác là việc thiếu quy định về thời gian thực tập.

“Có một số ví dụ về việc thực tập hoàn toàn hợp pháp kéo dài đến tận một năm,” Stewart nói.

Sự bất bình đẳng trong việc thực tập

Nếu bạn xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn, thì việc chấp nhận các vị trí thực tập không lương, không có thời gian giới hạn sẽ đặt bạn vào tình hình còn tệ hơn nữa.

Phải nhìn nhận vấn đề một cách thực tệ là các chương trình đại học thuộc các ngành như kĩ sư, điều dưỡng, giáo viên hầu hết đều đặt sinh viên của họ vào tình thế rất khó khăn. Sinh viên cũng phải nuôi sống bản thân họ mà.

Chính phủ cũng nên cân nhắc một khoảng trợ cấp dành cho những người vừa phải thực tập không lương, vừa phải làm một công việc có lương để chi trả sinh hoạt phí cho bản thân họ.

“Họ có thể rời khỏi văn phòng, nơi mà họ làm việc không công vào cuối ngày, và đi thẳng tới một cửa hàng tiện lợi, nơi mà họ phải tiếp tục làm việc sau đó để có tiền.”

Một số quốc gia đã đưa ra các quy định áp dụng tiền lương cho các công việc vượt quá số giờ nhất định một tuần, hoặc làm dài hơn một khoảng thời gian nhất định.

“Úc nên xem xét áp dụng điều tương tự,” Stewart nói.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.