Trục xuất người tị nạn đã có vợ con tại Úc
Một người tị nạn Tamil 30 tuổi vừa bị trục xuất khỏi Úc, và bị chia tách vợ con. Điều này đã khiến Liên hiệp quốc lên án về chính sách đối xử với người tị nạn của chính phủ Úc.
- Bộ Nội vụ “làm ngơ”, người dân phải cầu cứu Qantas để giúp một gia đình có con nhỏ không bị trục xuất
- Bà mẹ ở Sydney có nguy cơ bị trục xuất cùng con trai nếu không đủ 75 nghìn đô đóng phí visa & án lệ cho tòa
- Brisbane: Không giải quyết được visa, người phụ nữ bị trục xuất khỏi Úc và phải để con trai nhỏ ở lại
Vợ con có chiếu kháng, chồng bị trục xuất
Vượt biên đến Úc bằng tàu vào tháng 6/2012, Thileepan Gnaneswaran đã bị chính phủ Úc từ chối đơn xin tị nạn.
Anh kể, cha và anh ruột của mình bị giết hại trong cuộc nội chiến ở Sri Lanka. Riêng anh, anh đã bị đánh đập và tra tấn bởi lực lượng an ninh nước này.
4 năm, sau khi đặt chân đến Úc, tức năm 2016, anh Thileepan kết hôn với một phụ nữ, cũng đến Úc bằng thuyền cùng thời điểm với anh.
Tuần trước, vợ anh và đứa con gái 11 tháng tuổi được cấp chiếu kháng bảo vệ tạm thời, trong khi anh Thileepan nhận được lệnh trục xuất về Sri Lanka.
Ông Aran Mylvaganam, từ Hội đồng tị nạn Tamil cho rằng, chính phủ Liên bang đã phạm lỗi trong khâu thủ tục xét duyệt visa.
“Chính phủ Úc biết rằng từ năm 2016 anh đã lấy vợ. Họ cũng biết là anh đã có con và là trụ cột trong gia đình nhỏ của mình. Ngay khi vợ anh được cấp chiếu kháng bảo vệ, chính phủ Úc cũng nên cho phép anh ở lại cùng với gia đình mình, chứ không nên đưa ra lệnh trục xuất anh”
Luật sư Sarah Dale, từ Dịch vụ tư vấn và hướng nghiệp người tị nạn đồng tình với quyết định từ chối visa của chính phủ Úc đối với ông Thileepan. Tuy nhiên, luật sư này khẳng định, trên thực tế, việc ông Thileepan có vợ con tại Úc là một tình tiết quan trọng, cần phải được xem xét.
“Bởi vì hồ sơ của anh ta đã bị từ chối trước đó, vậy nên tôi không thể giúp anh thêm được gì. Anh đã nộp đơn xin bảo vệ nhưng đã bị từ chối. Anh ấy cũng nộp đơn kháng cáo, nhưng lại bị từ chối. Thật lấy làm tiếc vì điều này. Trong khi vợ con anh được bảo vệ tại Úc, anh lại phải sống xa họ”
Cuộc nội chiến tại Sri Lanka đã chấm dứt từ năm 2009, nhưng một số thành viên nhóm dân tộc thiểu số Tamil lại khẳng định đất nước này vẫn chưa được an toàn.
Ông Aran Mylvaganam từ Ủy ban người tị nạn Tamil cũng khẳng định thông tin này. Ông còn cho biết thêm, không những nhóm Tamil đứng ra cáo buộc mà còn nhiều tổ chức quốc tế uy tín khác cũng thừa nhận việc này.
“Không chỉ có tổ chức chúng tôi, nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế khác như Ân xá quốc tế cũng đưa ra tuyên bố rằng, Sri Lanka vẫn là mối đe dọa đối với lực lượng Tamil”
Quyền lợi trẻ em nên đặt hàng đầu
Liên hiệp quốc một lần nữa lên án quyết định trục xuất này của chính phủ Úc. Ông Andrej Mahecic, từ Cơ quan người tị nạn Liên hiệp quốc cho rằng Úc đã vi phạm nghĩa vụ đối với trẻ em.
“Điều này trái với quy tắc cơ bản về quyền gia đình cũng như quyền lợi tốt nhất cho trẻ em. Ủy ban tị nạn Liên hiệp quốc muốn chính phủ Úc xem xét việc này để gia đình ông Thileepan được đoàn tụ. Nhiều nhóm vận động cũng đã gửi đơn yêu cầu Tổng trưởng Nội vụ xem xét. Chúng tôi lấy làm tiếc là những nỗ lực trên đã không thành công”
Liên hiệp quốc cho biết, việc trục xuất mới nhất này khiến cho chính sách nhập cư của Úc đã đi ngược lại quan điểm chung là giúp các gia đình đoàn tụ. Thay vào đó, chính sách di trú của Úc đã gây chia rẻ các thành viên trong gia đình người tị nạn. Luật sư Sarah Dale cũng đồng tình với quan điểm này.
“Rõ ràng là luật di trú và luật pháp Úc nói chung, quyền lợi trẻ em phải được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng, những gì chúng ta thấy hôm nay là những nguyên tắc cơ bản này đã bị phá vỡ, một gia đình được xã hội tôn trọng và bảo vệ lại bị buộc phải chia li”
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.