Trung Quốc khuyên Australia ‘bớt thiên kiến và cố chấp đi’
Đại sứ Trung Quốc tại Úc, ông Cheng Jingye, khuyên các chính trị gia và chủ doanh nghiệp của Úc vào hôm thứ Ba (19/6) rằng hãy “bớt thiên kiến và cố chấp” đi, theo Reuters.
Ông Cheng cho rằng đó là điều cần thiết để hàn gắn mối quan hệ song phương khi ở Úc đang dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng tiêu cực của Trung Quốc đối với các vấn đề nội bộ và nghi ngờ việc Bắc Kinh “phóng khoáng” hỗ trợ tài chính cho các quốc đảo nghèo hơn trong khu vực Nam Thái Bình Dương.
“Chúng ta cần nhìn về triển vọng phát triển và chính sách của nhau từ một góc độ tích cực và ít thù địch hơn”, ông Cheng đưa ra lời khuyên với các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp của Úc.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc có dấu hiệu xấu đi kể từ khi Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull, vào cuối năm ngoái, đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này, và bày tỏ lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực.
Các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm tờ China Daily và Global Times, hôm thứ Ba (19/6) đã cáo buộc Úc có thái độ kiêu ngạo và có một “cái nhìn méo mó về mối quan hệ song phương”.
Quan hệ thương mại giữa Úc và Trung Quốc đã có những rạn nứt khi vào tháng trước các nhà xuất khẩu rượu vang của Úc cho rằng hải quan Trung Quốc đã cố tình gây khó dễ với các lô hàng của họ.
Tuy nhiên, ông Cheng, bằng lời lẽ mềm mỏng, nói với các chính trị gia và doanh nghiệp Úc với ý xoa dịu, “Tôi tin rằng để… đạt được sự phát triển bền vững trong quan hệ song phương, hai nước cần phải tương tác nhiều hơn đồng thời bớt đi thiên kiến và cố chấp”, ông nói.
Vừa qua, Cơ quan an ninh của Úc đã ngăn cản công ty Huawei của Trung Quốc cung cấp hệ thống phần cứng cho mạng 5G sắp được triển khai ở nước này vì lo ngại vấn đề an toàn dữ liệu.
Ngoại trưởng Úc, bà Bishop, đã đề cập tới những quan ngại đối với việc Trung Quốc đang tích cực cho các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương vay vốn để phát triển cơ sở hạ tầng và có thể “đánh bật” Úc ra khỏi thị trường ở những nước này trong tương lai gần.
“Chúng tôi lo ngại những hậu quả của việc tham gia vào một số thỏa thuận tài chính {với Trung Quốc} sẽ gây bất lợi về lâu dài đối với chủ quyền của họ”, bà Bishop cho biết trong cuộc phỏng vấn với Herald.
“Chúng tôi muốn họ giữ vững được chủ quyền, có nền kinh tế phát triển ổn định và không bị mắc kẹt với các khoản vay – cái bẫy có thể được dùng để thực hiện các trao đổi không công bằng và xâm phạm chủ quyền của họ”, bà nói.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.