RSS

Từ 17/4, Úc có luật mới cho visa bảo lãnh vợ chồng

15:00 11/04/2019

Từ ngày 17/04/2019, với hồ sơ diện đính hôn/kết hôn/sống chung, Bộ Nội vụ Úc quyết định tách riêng 2 giai đoạn – thêm bước xem người bảo lãnh có đủ tư cách hay không trước khi đương đơn được nộp hồ sơ xin visa.

Bộ Luật Di Trú Úc năm 1958 và Điều Lệ Di Trú năm 1994 dù đã có từ rất lâu nhưng những năm tháng qua được sửa đổi và bổ sung rất nhiều. Cùng điểm qua những điều lệ và luật về vấn đề này sau đây:

Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR)

Theo đó, năm 1954, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly) thảo công ước và được thông qua ngày 16/12/1966 và có hiệu lực từ ngày 23/03/1976.

Công ước này nêu tổng quan các quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người.

Theo đó, các quốc gia tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân. Úc là một trong những quốc gia thành viên.

Không chỉ vậy, Úc đã ký công ước vào ngày 18/12/1972, ghi chép các điều khoản (tổng cộng 27) trong luật của Úc và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 13/11/1980.

Công Ước Về Quyền Trẻ Em (CRC)

Cụ thể vào ngày 20/11/1989 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn bản công ước này vào luật quốc tế trong một nghị quyết và các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em, và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.

Úc là một trong những quốc gia thành viên tích cực tham gia công ước này.

Bạo hành gia đình

Theo đó, năm 2016, chính phủ Úc có dự luật nhằm mục đích ‘chiến đấu’ với nạn bạo hành gia đình đã và đang xảy ra tại Úc.

Liên quan đến vấn đề này, số liệu cho thấy có rất nhiều nạn nhân chỉ dám ‘ngậm đắng nuốt cay’ cho xong chuyện.

Nghiên cứu của một trong những tập đoàn kiểm toán lớn nhất thế giới, tập đoàn KPMG cho hay, nạn bạo hành gia đình mỗi năm sẽ hút đi ít nhất $22 tỷ từ nền kinh tế của Úc.

Theo người viết, con số này không thể nói lên hết được tổng số nạn nhân. Có rất nhiều nạn nhân chỉ biết sống trong im lặng và thể dẫn tới các căn bệnh khác như trầm cảm, tâm lý.

Con số $22 tỷ này cũng chưa nói tới những nạn nhân khi họ là đàn ông hoặc giới LGBTI vì phần nghiên cứu cho Bộ An Sinh Xã Hội của Úc do KPMG này chỉ thực hiện với những phụ nữ mà thôi.

Khi đàn ông là nạn nhân của bạo hành gia đình thì cũng không có bất cứ hỗ trợ nào từ chính phủ.

Không chỉ vậy, nghiên cứu từ nguồn khác cũng cho thấy rằng nạn nhân (đàn ông) thường là từ nạn bạo hành tình dục.

Trước vấn đề này, các thượng nghị sỹ Úc đều tán thành với việc đấu tranh với nạn bạo hành gia đình này và kể từ đó dự luật được trình với quốc hội Úc.

Sau 2 năm bàn thảo, vào đầu năm 2018 thì mọi điều khoản được thống nhất.

Theo đó, ngày 10/12/2018, dự luật đã được sự phê chuẩn của Hoàng Gia. Nếu không có bất cứ thay đổi hay phản đối thì luật này sẽ được ban hành sau 6 tháng, là vào ngày 11/06/2019 sẽ có hiệu lực.

Mới đây vào ngày 4/4/2019, Toàn Quyền Úc, Ngài Peter Cosgrove AK, MC đã ký và thông báo rằng luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 17/04/2019.

Luật hiện hành trước 17/04/2019

Người bảo lãnh sẽ phải cam kết chấp nhận hỗ trợ tài chính và nơi ăn chốn ở cho đương đơn 2 năm, nhưng trên thực tế thì những lời hứa hẹn này cũng chỉ là lời hứa và nếu không thực hiện thì cũng chẳng có phạm bất cứ điều luật nào.

Thông tin cho hay, khi thực hiện nộp hồ sơ xin định cư theo diện đính hôn/kết hôn/sống chung thì một lúc nộp theo cả đơn bảo lãnh.

Được biết, mục đích của luật này là nhằm tách riêng 2 giai đoạn rõ ràng và để xem người bảo lãnh có đủ tư cách hay không.

Một khi người bảo lãnh đủ tư cách bảo lãnh cho bạn đời của mình thì chắc chắn sẽ có những quy định ‘răn đe’ rõ ràng để nếu không chấp hành thì sẽ bị trừng phạt.

Ngoài ra, chính phủ Úc cũng muốn bài trừ các đối tượng có án tích liên quan tới bạo hành gia đình, án liên quan tới tình dục hoặc xâm phạm trẻ em khi họ muốn bảo lãnh.

Thủ tục xin tư cách bảo lãnh này cũng sẽ bắt buộc phải thực hiện trước khi đương đơn được nộp đơn xin định cư.

Luật này chắc chắn sẽ nâng cao sự nghiêm túc trong hôn nhân. Luật này sẽ đảm bảo quyền lợi của đương đơn và tiếng nói của đương đơn sẽ ngang bằng với người bảo lãnh.

Theo đó, đương đơn sẽ được cung cấp những thông tin về nơi mà họ có thể tìm đến, các thông tin khẩn cấp và điều quan trọng nhất là sẽ trừng phạt người bảo lãnh nếu không chấp hành theo các điều khoản đã ký trong đơn bảo lãnh.

Theo niên khoá 2016/2017, Úc đã chấp nhận cho 540 trường hợp được định cư tại Úc theo diện bạo hành gia đình.

Mỗi năm Bộ Di Trú Úc cấp khoảng 50,000 visa thì liệu 540 trường hợp có phải là nhiều đến mức chính phủ phải đổi luật?

Luật mới sau 17/04/2019 và những mặt trái

Sự chia rẽ của gia đình

Theo đó, thời gian xét duyệt hiện nay cho hồ sơ diện đính hôn/kết hôn/sống chung được Bộ Di Trú Úc thông báo là mất khoảng từ 14 đến 20 tháng cho giai đoạn tạm trú và từ 20 đến 37 tháng cho giai đoạn thường trú.

Được biết, quãng thời gian này chỉ là áng chừng và Bộ Di Trú cũng không nhất thiết phải giải quyết trong thời gian ‘áng chừng’ đó.

Sau 17/04/2019, các hồ sơ sẽ có thêm một bước nữa, đó là xem người bảo lãnh có đủ tư cách hay không thì chắc chắn thời gian sẽ mất thêm rất nhiều.

Sự bất công với đương đơn

Sẽ có những đương đơn có yêu thương những người bảo lãnh có tiền án, nhưng tiền án đó liệu có đáng để phản đối sự đoàn tụ của gia đình trong khi lỗi không phải do đương đơn gây ra.

Không chỉ vậy, nếu như người bảo lãnh có tiền án nhưng nếu cưới một người trong lãnh thổ Úc thì đâu cần phải trải qua thủ tục rườm rà với Bộ Di Trú.

Xâm phạm quyền riêng tư

Người bảo lãnh sẽ phải cung cấp giấy chứng nhận của Cảnh Sát Liên Bang để kiểm tra về quá khứ xem liệu các án tích có hay không?

Được biết, có những thông tin sẽ được tiết lộ cho đương đơn và điều này cũng thể xâm phạm quyền riêng tư.

Các án tích được nằm trong tầm ngắm

Theo đó, không phải người bảo lãnh nào có án tích thì cũng sẽ bị Bộ Di Trú từ chối. Bộ Di Trú sẽ có quyền từ chối đơn bảo lãnh trong những các vài trường hợp có án tích như các tội:

(i) xâm phạm tình dục;

(ii) bạo hành gia đình; và

(iii) bạo hành trẻ em.

Với những người bảo lãnh có án tích nêu trên, chắc chắn chính phủ sẽ muốn đương đơn biết về quá khứ của người bảo lãnh.

Dù có nằm trong danh sách được chú ý của Bộ Di Trú, nhưng Bộ cũng sẽ bắt buộc cho người bảo lãnh cơ hội để giải trình bởi vì trên một bản xác nhận của Cảnh Sát Liên Bang không thể nói lên hết tình tiết của vụ án mà người bảo lãnh đã có án tích.

Bên cạnh đó, dù người bảo lãnh có án tích, nhưng Bộ Di Trú cũng sẽ cân nhắc tới các điều như: mối quan hệ của đương đơn và người bảo lãnh đã có được bao lâu, thể loại án, lần cuối gây án là bao lâu rồi, tình tiết của án và các yếu tố khác.

Sau khi cân nhắc mọi thứ mà Bộ Di Trú vẫn từ chối đơn bảo lãnh thì họ vẫn có quyền khiếu nại quyết định đó với Toà Phúc Thẩm Úc.

Chuyện đáng nói ở đây là bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em là điều đương nhiên, nhưng tác giả thấy điều không hợp lý là nếu con số 540 trường hợp được cấp visa theo diện bạo hành gia đình kia là mục đích chính để chính phủ sửa đổi bộ luật thì đối với 99% lượng người xin định cư tại Úc theo diện đính hôn / kết hôn / sống chung kia có vẻ không hợp lý.

Dự luật này nên chỉ trừng phạt 1% của tổng số visa cấp hằng năm. Như vậy liệu mục đích chính có phải để kéo dài thêm thời gian và gây khó dễ cho các cặp muốn đoàn tụ?

Có thể có rất nhiều cặp vợ chồng trải qua bạo hành gia đình nhưng án tích thì lại không ghi lại.

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.