RSS

Úc: 90% phụ nữ và các cô gái trẻ cảm thấy không an toàn khi ra ngoài đường phố và tham gia phương tiện giao thông công cộng

13:00 13/10/2018

Những hành động quấy rối tình dục lặp đi lặp lại khiến phần lớn các phụ nữ trẻ và các em gái trên khắp thế giới cảm thấy không an toàn khi đi ra ngoài đường và tham gia các phương tiện giao thông công cộng.

Mới đây, một báo cáo mới của Humanitarian organisation Plan International nói rằng, đường phố và phương tiện giao thông công cộng tại các khu đô thị là những nơi đặc biệt đáng ngại đối với các chị em trẻ. Chính họ cảm thấy không an toàn khi đến những nơi này.

Ở Sydney có đến 90% phụ nữ và các cô gái trẻ cảm thấy không an toàn khi trời tối. Kết luận này được đưa ra từ báo cáo về Sự bất an trong đô thị, một công trình nghiên cứu do Tổ chức nhân đạo Kế hoách Quốc tế bảo trợ làm.

Theo đó, nghiên cứu này tìm hiểu kinh nghiệm của của các phụ nữ tại năm thành phố lớn trên thế giới bao gồm: Delhi, Kampala, Lima, Madrid and Sydney.

Cụ thể, thông qua một chương trình trên mạng có tên gọi là Free to Be - Tự do là chính mình, phụ nữ tuổi dưới 30 trên các thành phố này có thể dánh dấu vào những nơi mà theo họ là an toàn hay không an toàn trên bản đồ.

Những người đánh dấu tốt hay xấu sẽ cho lời giải thích về lý do cho nhận xét của họ. Từ những khảo sát này những nhà nghiên cứu tìm thấy rằng trên cả 5 thành phố, phụ nữ cảm thấy không an toàn nhiều hơn nam giới 10 lần tại những nơi công cộng.

Theo đó, tại Madrid và Lima, có khoản 85% những người tham gia cho biết họ đã trãi qua những chuyện bị quấy rối tình dục nơi công cộng.

Tại Sydney, báo cáo cho thấy có tới 75% những nơi được đánh dấu là không an toàn với 71% những người đánh dấu cho biết lý do là vì họ bị quấy rối tình dục tại những nơi đó.

Nói về điều này, Giám đốc điều hành Plan International tại Úc là Susanne Legena cho hay, bản báo cáo cho thấy có 60% những vụ như vậy xảy ra trên đường.

Cũng theo giám đốc này, những chuyện như vậy đã và đang diễn ra trên đường phố cho thấy vấn đề nghiêm trọng nhưng chưa được thu thập và nghiên cứu đầy đủ.

Những chuyện này xảy ra với một tỷ lệ cao, và lứa tuổi gặp phải những chuyện như vậy khá sớm.

Báo cáo cho thấy, lứa tuổi phổ biến mà các em gái vấp phải những hành động quấy rối tình dục là từ 11 đến 15.

Điều này cho thấy rằng, có những em gái đã phải trãi qua những kinh nghiệm đầu đời về việc bị quấy rối tình dục tại những nơi công cộng từ lúc tuổi còn khá nhỏ cho đến khi họ bước vào tuổi trưởng thành và cho đến năm 2018.

Theo chia sẻ của một người phụ nữ tham gia trong chương trình, cô là một trong những phụ nữ trẻ ở Sydney bị quấy rối tình dục tại nhưng nơi công cộng trong thành phố. Cô cho hay lần đầu tiên cô vấp phải chuyện đó là năm cô 13 tuổi.

Người phụ nữ này cho biết, từ chuyện này mà từ đó cô thay đổi thái độ khi đi ra bên ngoài một mình.

"Phần mình tôi không đi bộ một mình trên đường nữa. Tôi luôn đi với một người bạn nhất là về đêm. Tôi thích ở những nơi có đông người và tôi cảm thấy an tòan hơn. Tôi cũng không đi đâu một mình. Tôi biết điều đó không hay nhưng nó là như vậy, tôi không cảm thấy an toàn khi ra ngoài một mình.", người phụ nữ này nói.

Đấy không phải là trường hợp duy nhất. Đã có nhiều phụ nữ cho biết họ cảm thấy an toàn hơn ở những nơi đông đúc có nhiều người

Nhưng theo tiến sĩ Nicole Kalms, Giám đốc của phòng thí nghiệm X-Y-X Lab tại đại học Monash University, những nơi đông đúc cũng có những nguy hiểm của nó.

Ông cho hay, theo những gì mà nghiên cứu này cho thấy thì những nơi buôn bán tấp nập bận rộn cũng có thể trở thành những nơi mà chuyện quấy rối tình dục có thể xảy ra. Theo đó, những kẻ quấy rối thì rất là tích cực tìm kiếm con mồi vì những nơi như vậy có nhiều người, không ai biết ai và họ có thể lẫn vào đám đông.

Ông cho rằng, các phương tiện giao thông công cộng là nơi đáng đề phòng đối với các phụ nữ và các cô gái trẻ như kinh nghiệm của chia sẻ cho thấy.

Ngoài những thông tin trên, bản báo cáo cũng cho thấy 20% những nơi bị đánh dấu là xấu là trên các phương tiện giao thông công cộng, trạm xe nhà chờ hay nhà ga.

Phần lớn những người tham gia cuộc nghiên cứu này cho biết, nguyên nhân chính cho việc họ đánh dấu những nơi đó xấu là vì những nơi đó chính là những nơi đã xảy những chuyện quấy rối tình dục đối với họ.

Theo Tiến sĩ Kalms, nhiều phụ nữ đã không báo cáo lại những chuyện xảy ra với họ bởi vì nó xảy ra thường xuyên và những lần trước đó khi họ báo thì gần như không giúp ích gì vì vậy nên họ thôi không báo cáo nữa.

Ông cho hay, ở Sydney, một phần ba các trường hợp được báo cáo với nhà chức trách và nhà chức trách đã không làm gì.

Suốt cả 5 thành phố trong cuộc nghiên cứu thì có từ 35-50% những người tham gia nói rằng những chuyện như thế xảy ra thường xuyên đến mức họ không còn phản ứng nữa bởi vì nếu có thì họ cũng chỉ tới đồn cảnh sát hay nói với cảnh sát tuần tra có mặt tại những nơi đó nếu như họ gặp. Còn thường thì họ bỏ qua.

Liên quan đến vấn đề này, Susanne Legena, từ Plan International Australia cho hay, tổ chức của cô chia sẻ những dữ liệu cũng như những phát hiện trong cuộc nghiên cứu này kèm với những kiến nghị.

Ngoài ra báo cáo nêu trên cho thấy, cần phải có một sự thay đổi trong cái cách mà nam giới hay những em trai nhìn nhận về phụ nữ.

Cũng theo bà Legena, nhóm cũng có phát động các chương trình an toàn đô thị và những nơi thân thiện với phụ nữ.

Vì vậy theo bà, khi phát triển hạ tầng cơ sở thì chú ý đến đèn chiếu sáng, cấu tạo đường phố tránh những góc khuất tối, và có những nơi cho hoạt động ngoài trời, dành chổ cho người vẽ tranh tường graffiti, và bố trí ánh sáng công cộng hợp lý.

Ngoài ra cũng cần có chổ mà kêu cứu nếu có chuyện gì đó xảy ra. Đó là việc mà các nhà hoạch định đô thị cần phải tính khi xây dựng, để góp vào sự an tâm của người dân khi họ ra những nơi này.

Theo bà, sự thay đổi có thể và sẽ xảy ra nhanh chóng nếu như mọi người cùng làm việc với nhau. Tất cả mọi người từ nhà quy hoạch đô thị, cảnh sát, những người phụ trách về giao thông và bất kỳ an quan tâm đến sự an toàn cho các phụ nữ trẻ và các em gái thì có thể nghiêm túc tìm ra cách để đảm bảo sự an toàn.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.