Úc: Bác sĩ cảnh báo vấn nạn “khám bệnh online” nhờ Google
Với trình độ phát triển của công nghệ hiện nay, việc tìm kiếm thông tin chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Tuy nhiên, không phải thông tin nào đăng tải trên mạng cũng là chân lý, nhất là khi liên quan đến vấn đề sức khỏe. Các chuyên gia đã cảnh báo người dùng internet không nên tự ý phán đoán bệnh tình của mình chỉ qua vài dòng kết quả trên Google để tránh “tự mình dọa mình”.
Có khoảng một nửa dân số Úc thường hay cậy nhờ Google để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Thế nhưng, tận 1/3 người dân lại tập cho mình một thói quen hết sức nguy hiểm: tra triệu chứng bệnh trên mạng để quyết định xem có nên đi bệnh viện không.
“Bạn cứ gõ bừa một dấu hiệu bất thường nào đó của cơ thể vào thanh tìm kiếm đi, kết quả cuối cùng chỉ có ung thư mà thôi,” bác sĩ Sally Cockburn nói với A Current Affair.
“Sau khi nhìn kết quả và tưởng tượng linh tinh, bạn trở nên sợ hãi và không muốn gặp bác sĩ. Hành động trốn tránh này mới chính là thứ gây hại cho sức khỏe của bạn.”
Cockburn cho rằng sử dụng Google để chẩn đoán lâm sàng chả khác nào xem chương trình Gilligan’s Island để học cách sống sót trên đảo hoang vậy – hết sức vô lý.
Sau một thời gian trải qua cơn đau xoang cực độ, nữ doanh nhân Mandi Elias và mẹ mình thử tìm kiếm triệu chứng này trên Google. Họ chết lặng khi kết quả cho biết cơ thể Elias rất có khả năng xuất hiện khối u.
“Tôi gặp hết thảy những dấu hiệu đó. Quai hàm tôi rất đau và đầu óc lúc nào cũng như muốn nổ tung,” cô nói.
“Nếu tôi không bị bệnh thì lấy đâu ra nhiều triệu chứng như vậy.”
Thói quen viếng thăm “Bác sĩ Google” của đa số người dân hiện nay khiến đội ngũ y tế hết sức đau đầu. Ngay cả Chủ tịch của Tổ chức bác sĩ đa khoa Úc, Tiến sĩ Harry Nespolon, cũng không tránh khỏi quan ngại trước vấn nạn này.
“Google có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng bằng cách phóng đại chúng và khiến bệnh nhân lo lắng thái quá cho tình trạng sức khỏe của mình. Nguy hiểm hơn, chúng làm những người thực sự có bệnh nặng lơ là với những cảnh báo đến từ cơ thể,”ông nói.
“Những thông tin trên mạng chưa chắc đã đáng tin 100%, dù sao thì Google cũng không có giấy phép hành nghề bác sĩ.”
Lượng tri thức và ý kiến trái chiều vô bờ bến trên internet cũng là cơn ác mộng với những người mang trong mình căn bệnh khó chữa.
Kể từ khi biết tế bào của mình xuất hiện dấu hiệu lạ thường, Gilda Easton đều dành cả tiếng đồng hồ mỗi ngày để lướt web nhằm tìm hiểu thêm về chứng bệnh cô mắc phải.
“Cứ nghĩ đến một ngày nào đó mình sẽ ngừng thở và phải rời khỏi thế giới này, tôi khó lòng chấp nhận nổi… Từ một người năng động, tôi dần trở nên trầm tính và u uất hơn,” cô nói.
Bác sĩ Cockburn khuyến cáo người dân nên tìm hiểu và xác định những trang web có thể tin tưởng được trước khi tiến hành tra cứu.
“Và xin nhớ cho, nếu bạn nghi ngờ mình có bệnh, hãy trò chuyện và xin lời khuyên từ bác sĩ, y tá hay ai đó có thể giúp được bạn,” cô nhấn mạnh.
Nguồn: Vietucnews.net
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.