Úc: Bị khách hàng phản đối dữ dội vì chuyển quầy thu ngân vào giữa, Kmart vẫn “ngó lơ” mà triển khai tiếp
Đây có thể dễ dàng trở thành một phần khó chịu nhất đối với khách hàng trong bất kỳ chuyến mua sắm nào ở Kmart.
Bố cục mới của Kmart đã gây tranh cãi và khiến nhiều khách hàng tỏ ra bực tức, khi siêu thị này đã chuyển quầy thu ngân từ lối vào vào trong giữa các cửa hàng.
Mặc dù cửa hàng Kmart đầu tiên đã trải qua sự thay đổi như vậy từ hồi năm 2012, nhưng sự triển khai kiểu này đã thực sự tăng lên trong năm 2016.
Và hiện nay, có khoảng 165 cửa hàng ở Úc và New Zealand đã được chuyển đổi, trên tổng cộng khoảng 228 cửa hàng trên khắp cả hai nước.
Nhưng đó là một động thái đã khiến nhiều khách hàng thất vọng, và họ tuyên bố rằng bố cục mới này là rất khó hiểu và gây hỗn loạn.
Đó là một cảm xúc được hàng trăm khách hàng của Kmart thể hiện, khi nhiều người mô tả nó là "mất phương hướng" và phàn nàn về việc "được tạo cảm giác như mình là một kẻ ăn trộm" khi rời cửa hàng, vì nhân viên bảo vệ hiện đang kiểm tra hóa đơn của khách hàng khi họ rời đi.
"Việc khám xét này khiến tôi phát điên," một người mua sắm nói, trong khi một người khác gọi quá trình này là "không hiệu quả".
Chuyên gia bán lẻ của Đại học Công nghệ Queensland, Tiến sĩ Gary Mortimer cũng đồng ý với điều này, và nói rằng ông không hiểu nổi tại sao Kmart lại kiên trì triển khai việc này khi đối mặt với phản ứng dữ dội từ khách hàng như vậy.
"Việc đặt các quầy thu ngân ở trung tâm của cửa hàng là một phần của việc thiết kế lại để tạo ra 'thế giới' hàng hóa - khi họ thiết kế lại cửa hàng bố cục mới, họ đã đặt những thứ như đồ đạc trong nhà lại với nhau, đồ văn phòng phẩm và thủ công lại với nhau, và họ đã trộn lẫn đồ chơi, giày dép và quần áo trẻ em lại với nhau để tạo ra các khu vực trong cửa hàng,” ông nói.
“Là một phần của quyết định đó, họ cũng đã đặt các quầy thu ngân ở trung tâm của các cửa hàng thay vì xung quanh, và điều này thực sự khá khác biệt so với bất kỳ nhà bán lẻ nào khác ở Úc.”
"Người mua sắm đã thực sự gặp khó khăn trong việc lĩnh hội vị trí mới này, mặc dù nó đã được áp dụng trong nhiều năm nay, bởi vì thông thường thì bạn đi vào, chọn hàng hóa và trả tiền ở lối ra."
Tiến sĩ Mortimer cho biết Kmart ban đầu có thể đã chơi một canh bạc khi chuyển chỗ quầy thu ngân, và nó có thể là quá tốn kém nên không thể thay đổi lại.
Tuy nhiên, quản lý cấp cao của Kmart và Target, ông Steve Mann, khẳng định quyết định này đã thành công và vẫn được áp dụng.
“Kế hoạch này vẫn còn đó và nó đang diễn ra tốt đẹp. Bất kỳ cửa hàng mới nào cũng đều có bố cục mới và chúng tôi đang dần dần chuyển đổi các cửa hàng cũ sang thiết kế mới”, ông nói.
“Nó đã được áp dụng khá lâu rồi và mọi người quen với nó bởi vì có rất nhiều cửa hàng tương tự có bố cục đó, nên mọi người khá quen với việc nhìn thấy quầy thu ngân ở giữa; nó rất quen thuộc với mọi người.”
"Khi nó được thay đổi vào lúc ban đầu, nó rất khác... nhưng đã được một vài năm rồi."
Mặc dù nhiều người suy đoán rằng sự thay đổi thiết kế này là một nỗ lực để chống nạn ăn cắp hoặc khiến cho người mua sắm mua nhiều hơn, nhưng ông Mann cho biết tất cả chỉ là vì tính thẩm mỹ.
Tuy nhiên, ông cho biết việc chuyển quầy thu ngân vào giữa các cửa hàng là một xu hướng đang diễn ra ngay trong lĩnh vực bán lẻ.
"Lý do căn bản là chúng tôi muốn lối vào của các cửa hàng được không còn lộn xộn và mời gọi đối với mọi người, và thể hiện sản phẩm của chúng tôi chứ không phải là quầy thu ngân", ông nói.
“JB Hi-Fi và rất nhiều cửa hàng khác cũng có cùng một mô hình trưng bày các sản phẩm tuyệt vời và mời mọi người vào.”
"Chúng tôi đã nhận thấy bố cục này mở hơn và rộng rãi hơn mà không cần quầy thu ngân ở phần trước, vì nó có thể bị đông nghịt người trong những thời điểm bận rộn trong năm như Giáng sinh".
Nguồn: Báo Úc
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.