RSS

Úc: Cá c.hết hàng loạt trên sông Darling do một loại tảo xanh lam độc hại

16:00 11/01/2019

Do một loại tảo xanh lam độc hại cướp đi lượng oxy trong nước, đã g.iết c.hết hàng triệu con cá trên sông Darling.

Thông tin cho biết, đây là vụ thứ hai xảy ra trong một tháng tại vùng Meridee thuộc tiểu bang New South Wales.

Theo một đoạn video được đăng trên Facebook đã được 1,5 triệu người theo dõi, hai nông dân là ông Rob McBride và Dick Arnold đứng cạnh bờ sông Darling, khúc gần Menindee. Cả hai người đều rất đau lòng trước cảnh tượng này.

Ông Rob McBride cho hay, đây là một thảm trạng hết sức tệ hại và có lẽ đó là điều tệ hại nhất mà ông chứng kiến trong đời.

Theo ông này, thảm kịch trên do con người tạo nên, do chính phủ New South Wales và chính phủ liên bang

Hai nông dân đã đưa ra những lời kêu gọi tha thiết và đã lan truyền nhanh chóng đến mọi người. Họ cho rằng chính sách quản lý về nước của chính phủ đã sai lầm.

Liên quan đến vụ việc này, chính phủ New South Wales đang tranh cãi.

Được biết con sông Darling là con sông dài thứ ba ở Úc, đo được 1,472 kí lô mét , từ nguồn ở phía bắc New South Wales hợp lưu với sông Murray tại Wentworth cũng thuộc New South Wales, trở thành phụ lưu dài nhất đến 2,844 kí lô mét và trở thành hệ thống sông ngòi dải nhất tại Úc.

Ngoài ra, sông Darling cũng là một thủy lộ nổi tiếng nhất qua các vùng nông thôn của nước Úc. Tuy nhiên con sông hiện bị cạn kiệt do việc lấy nước quá mức, bị ô nhiễm do dư lượng thuốc trừ sâu đổ xuống sông và nạn hạn hán kéo dài.

Được biết, trong nhiều năm qua, con sông hầu như cạn hẳn, nên độ mặn trong nước sông gia tăng và chất lượng nước bị kém cỏi.

Bộ Môi trường và Năng lượng liên bang cho rằng, các điều kiện khô hạn trong khu vực đã ảnh hưởng đến nhiệt độ nước trong con sông và nẩy sinh các loại tảo khác nhau.

Còn một phát ngôn nhân của bộ cho rằng, chỉ có mưa mới có thể tẩy sạch con sông. Tuy nhiên, theo hai nông dân Arnold và McBride: “Kế hoạch cho vùng châu thổ sông Murray-Darling trị giá 13 tỷ đô la, hiện thất bại. Đây là một thảm họa môi trường có thể ngăn tránh được”.

Nói về điều này, chuyên viên nghiên cứu cao cấp của Viện là Maryanne Slattery cho hay, dù chính phủ đổ lỗi cho hạn hán khiến cho cá chết, ngay cả những con cá tuyết cod sống hơn 80 năm vẫn sống qua vài mùa hạn hán, cũng như giữa các loại tảo trong quá khứ.

Còn Thượng nghị sĩ Nam Úc - ông Rex Patrick đồng ý và cho hay, việc này là do chính phủ liên bang và chính phủ New South Wales chẳng làm gì cả.

Ông đề nghị chính phủ liên bang và tiểu bang, nên xả nước từ các đập gần đó xuống sông, để đáp ứng nhu cầu căn bản của con người và gia súc. Cũng theo ông, các cơn bão và thời tiết ẩm thấp đặc biệt tại Queensland, sẽ giúp cho dòng nước chảy mạnh hơn, qua đập Menindee và xuống con sông Darling.

Còn tổ chức nghiên cứu khoa học Úc là CSIRO cho rằng, gia tăng các luật lệ về con sông và giới hạn dòng chảy trong những thập niên vừa qua, khiến cho các loại tảo nở rộ trong vùng châu thổ sông Darling – Murray.

Con sông Darling hiện tại với hàng triệu cá chết, đặt ra nhiều vấn đề cho chính phủ tiểu bang lẫn liên bang.

Việc trước mắt là dọn sạch cá chết khỏi con sông, sau đó mới tính đến việc cứu con sông khỏi bị cạn kiệt do việc lấy nước quá mức, đồng thời cần có kế hoạch diệt các loài tảo độc hại trên con sông này.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.