RSS

Úc: Cảnh báo lừa đảo ‘bắt cóc tống tiền’ nhắm vào các sinh viên quốc tế

19:00 15/05/2018

Cảnh sát liên bang đang cảnh báo người dân về một thủ đoạn lừa đảo mới nhắm vào cộng đồng di dân, đặc biệt là Trung Quốc. Theo đó những kẻ lừa đảo đã tung thông tin giả về việc bắt cóc để đòi tiền chuộc.

Hình thức lừa đảo này chủ yếu nhắm vào gia đình của các sinh viên quốc tế. Theo đó, kẻ lừa đảo sẽ giả làm cảnh sát gọi cho nạn nhân và báo rằng gia đình họ ở quê nhà có dính líu vào việc làm phạm pháp, từ đó sẽ dẫn dụ nạn nhân và đe dọa rằng gia đình họ ở quê nhà sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không hợp tác.

Cùng lúc đó, các gia đình nạn nhân ở quê nhà thì nhận được điện thoại thông báo rằng người thân, con cái họ ở Úc bị bắt cóc và kẻ bắt cóc chỉ thả nạn nhân nếu gia đình nộp tiền chuộc. Nhiều trường hợp, những tên lừa đảo đã nói chuyện với gia đình nạn nhân bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ và giả dạng là các quan chức chính phủ địa phương.

Hình thức lừa đảo này hiện đang phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Úc, nhưng cũng không loại trừ các cộng đồng khác cũng có thể là nạn nhân.

Phúc trình về hành vi lừa đảo này ở Úc đã được INTERPOL ở Canberra thông báo rộng rãi trên toàn quốc và sẽ sớm thông báo với các quan chức ở Trung Quốc.

Đã có những báo cáo về những vụ tương tự ở Canada và Hoa kỳ. Lãnh sự quán của Trung Quốc trước đây cũng đã từng gửi công văn cho các nhân viên lãnh sự thông báo không được tư vấn pháp lý hoặc tư vấn về những thông tin cá nhân qua điện thoại.

Nếu bạn cho rằng ai đó đang cố tình lừa đảo bạn hoặc bạn đang là nạn nhân của lừa đảo, AFP khuyên bạn chấm dứt mọi liên lạc và báo ngay cho cảnh sát  địa phương hoặc đại sứ quán.

Lừa đảo lợi dụng lòng tin của người dân vào chính quyền và lợi dụng nỗi sợ hãi của nạn nhân khi làm điều gì đó sai trái. Các nạn nhân có thể cảm thấy bất lực hoặc nhục nhã cho tới tức giận và tội lỗi – thế nhưng điều quan trọng cần biết là bạn vẫn có những người để bạn nhờ cậy sự giúp đỡ.

Làm sao để bảo vệ bản thân khỏi những kẻ lừa đảo

Nếu quý vị nhận được một cuộc điện thoại đe dọa sẽ rằng quý vị sẽ bị bắt hoặc bị trục xuất, chắc chắn đó là lừa đảo. Không được gửi tiền. Thay vào đó hãy lập tức dập máy và báo cho cảnh sát địa phương.

Không bao giờ cung cấp thông tin cá nhân, thẻ tín dụng hoặc bất kỳ thông tin trên mạng qua điện thoại trừ khi chính quý vị là người  gọi đến số điện thoại đáng tin cậy.

Nếu quý vị nghĩ rằng mình đã cung cấp thông tin tài khoản cho một kẻ lừa đảo, hãy gọi đến ngân hàng ngay lập tức để kiểm tra.

Khi gặp phải những cuộc gọi không mời từ người nào đó hoặc doanh nghiệp, dù là qua điện thoại, qua thư tín, fax hay email, hay qua mạng xã hội, luôn luôn cân nhắc khả năng đây có thể là một vụ lừa đảo.

Qúy vi có thể liên lạc với IDCARE để nhờ hỗ trợ nếu quý vị lo ngại rằng thông tin cá nhân có thể bị lộ. Liên lạc với họ qua hình thức gửi đơn trực tuyến hoặc qua số điện thoại 1300 432 273

Theo: SBS

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Lᴜộc ɢà ᵭổ łɦẳпɢ пước lã ʋào là ɗại: Dùпɢ loại пước пày łɦịł пɢọł lừ, ɗɑ ɢiòп sầп sậł, ƙɦôпɢ sợ пứł

Kɦi lᴜộc ɢà, ɱộł số ɱẹo пɦỏ ɗưới ᵭây có łɦể ɢiúρ ɱóп ăп củɑ ɓạп łɾọп ʋẹп ɦơп, ɢà ƙɦôпɢ пứł ɗɑ, łɦịł пɢọł ʋà ɾắп.