RSS

Úc: Gia tăng lời kêu gọi trợ giúp y tế cho người bị giam giữ ở Nauru kể cả trẻ em

07:00 04/09/2018

Trong lúc các nhà lãnh đạo quốc gia hải đảo Thái bình Dương nhóm họp trong tuần nầy, một phúc trình mới nêu rõ về nhiều lời kêu gọi can thiệp nhằm chăm sóc y tế cho người tỵ nạn và tầm trú bao gồm trẻ em tại trung tâm giam giữ di trú của Úc tại Nauru.

Trong khi đó, chính phủ liên bang luôn bác bỏ các cáo buộc về việc những người bị giam giữ không nhận được chăm sóc y tế thích hợp, thế nhưng một phúc trình chung của hai nhóm tranh đấu cho người tỵ nạn và tầm trú đã xem xét về hậu quả của chính sách giam giữ ngoài nước Úc đối với trẻ em và người lớn tại Nauru trong 6 năm qua.

Một phúc trình mới cho biết về tình trạng của 900 người bị giam giữ trên đảo Nauru, trong đó có 109 trẻ em, đã vượt quá nỗi sợ hãi tệ hại nhất của những nhà tranh đấu cho người tỵ nạn đối với chính sách giam giữ di trú bắt đầu từ năm 2012.

Phúc trình do Hội đồng Tỵ nạn Úc châu và Trung tâm Tài nguyên Người tầm trú và Tỵ nạn sọan thảo, tìm thấy chính phủ Úc đã thực sự ngăn cản khoảng 50 yêu cầu của các tổ chức y tế ở bên ngoài.

Trong 8 tháng qua, phúc trình cho biết có 25 người ở Nauru được chuyển sang Úc theo lệnh của tòa án.

Phúc trình cũng cho biết những tài liệu về các trường hợp của trẻ em nhỏ đến 10 tuổi đã tìm cách tự tử, tẫm xăng vào người trong tình trạng ngày càng căng thẳng.

Giám đốc về cố vấn của Trung tâm Tài nguyên Người tầm trú là bà Jana Favero kể ra những người lên tiếng cho rằng, đặc biệt là trẻ em hiện rất cần sự chú ý “.

“Đúng như vậy, đó là những gì chúng tôi nghe được trực tiếp từ các chuyên gia y tế, đặc biệt là những người lên tiếng và mới rời khỏi Nauru 2 hay 3 tuần trước, cũng như các bác sĩ tiếp xúc với họ ở Nauru và đây là chuyện hết sức khẩn cấp, không thể chờ đợi được nữa".

"Chúng ta không thể chơi trò chính trị và rõ ràng như vậy, chúng ta không cân nghe thêm nữa, hãy đưa các em đến chỗ an toàn để cứu sinh mạng của chúng”, Jana Favero.

Các cáo buộc khác trong bản phúc trình bao gồm các trường hợp hãm hiếp hay lạm dụng tình dục phụ nữ, do những kẻ được thuê mướn để bảo vệ họ.

Phúc trình cho biết có ít nhất 24 phụ nữ được chở sang Úc bằng máy bay để phá thai, phần lớn là kết quả của những vụ hãm hiếp .

Phúc trình cũng cho biết có khoảng 35 người bị chia cách vơi gia đình giữa Nauru, Papua tân Guine và Úc, với một số người cha chưa hề ẳm con trên tay và các bà mẹ phải bỏ lại đứa con ở Nauru.

Bà Favero nói rằng, Trung tâm Tài nguyên Người tầm trú đã thuê mướn thêm 2 nhân viên trong những tháng vừa qua để đối phó với số lượng các yêu cầu trong trại.

Hồi tháng giêng, tổ chức nầy chỉ có 1 nhân viên làm việc trong chương trình cố vấn trong việc giam giữ, thế nhưng hiện nay xử dụng đến 3 nhân viên trong lúc mức gia tăng lên đến 300 phần trăm.

Bà Favero cho biết, chương trình đã nghe được các câu chuyện lạnh người qua các điện thư kêu gọi giúp đỡ.

“Chúng ta có các trẻ em kêu gọi đến những người tranh đấu hủy bỏ việc giam giữ, chúng kêu khóc và van nài để được giúp đỡ hàng ngày như vậy".

"Chúng ta có các bậc cha mẹ hiện lên tiếng kêu gọi và nói rằng, họ không thể kiếm được bất cứ loại chất lỏng nào cho con trẻ uống, họ van nài và cầu khẩn những gì có thể làm được".

"Đây là một tình trạng ngày càng tuyệt vọng về những gì trẻ em hiện đối diện trên đảo Nauru, cũng như các lời khuyên y tế rất rõ ràng".

"Tôi nghe các thông điệp thu sẵn tiếng nói của trẻ em van xin giúp đỡ và việc thực sự làm lòng tôi tan nát, khi nghe tiếng kêu khóc như vậy và tôi nghĩ mọi người khác cũng cùng tâm trạng với tôi”, Jana Favero.

"Tôi hiểu hậu quả của các quyết định của mình nên đã quyết định một cách cẩn thận, khi cân nhắc đến quyền lợi quốc gia”, Scott Morrison.

Việc phát hành bản phúc trình diễn ra khi một Liên hiệp gồm 84 nhóm phi chính phủ có trụ sở trong vùng Thái bình Dương đã ban hành một thư ngỏ kêu gọi chính sách giam giữ di trú của Úc phải được bàn luận tại Diễn đàn các Đảo quốc Thái bình Dương trong tuần nầy.

Lá thư nầy được tổ chức Ân Xá Quốc tế biên soạn, kêu gọi nước Úc ngay lập tức hãy chấm dứt tiến trình thanh lọc và gởi người tỵ nạn cùng tầm trú về Úc hay đến một quốc gia thứ ba.

Nữ phát ngôn nhân thuộc Hội đồng Tỵ nạn Úc châu là bà Kelly Nicholls cho biết, việc phát hành phúc trình nhắm vào giải toả việc giới hạn tin tức về tình trạng mà những người bị giam giữ tại Nauru gặp phải.

“Chúng tôi hy vọng việc nầy sẽ nằm trên bàn thảo luận, hiện nay quí vị biết chính phủ Úc từ chối yêu cầu của chính phủ Tân tây Lan nhận bớt 150 người tỵ nạn".

"Tôi nghĩ chuyện đó được thảo luận, vấn đề nầy nói chung đã được thảo luận trong vùng và đây là một cơ hội tốt đẹp cho việc nầy”, Kelly Nicholls.

Thủ tướng Scott Morrison tìm cách không tham dự Diễn đàn, khi kể ra nhu cầu cần xem xét tình trạng hạn hán mà nông dân Úc đang đối diện.

Tân Ngoại trưởng Úc là bà Marise Payne, thay thế ông tại Diễn đàn.

Tuyên bố trước các ký giả tại Canberra sau chuyến công du ngoại quốc lần đầu tiên tại Indonesia, ông Morrison bênh vực cho chính sách giam giữ di trú tại hải ngoại của chính phủ.

Ông cho biết việc ngăn chận tàu thuyền và gởi người tỵ nạn và tầm trú ra các trung tâm giam giữ ở nước ngoài đều rất khó khăn, thế nhưng là những quyết định cần thiết và ông tiếp tục ủng hộ đường lối đó.

“Tôi ngăn chận tàu thuyền vì tôi chán ngấy chuyện trông thấy người lớn và trẻ em chết giữa biển, đó là lý do tôi làm như vậy và đó không phải là một quyết định dễ dàng".

"Tôi thi hành mọi quyết định đa thực hiện dù vứi tư cách một Tổng trưởng Di trú, một Tổng trưởng Dịch vụ Xã hội, một Tổng trưởng Ngân khố hay một Thủ tướng, tôi đều thi hành mỗi quyết định đó".

"Tôi hiểu hậu quả của các quyết định của mình nên đã quyết định một cách cẩn thận, khi cân nhắc đến quyền lợi quốc gia”, Scott Morrison.

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.