RSS

Úc nằm ở đâu trong số những hộ chiếu quyền lực và đắt đỏ nhất thế giới năm 2018?

13:00 15/02/2018

Đức đã giữ vững vị thế của mình là hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong năm 2018, trong khi Úc trở thành như một trong những quốc gia có hộ chiếu đắt đỏ nhất thế giới.

Xếp hạng được dựa trên số quốc gia mà người sở hữu hộ chiếu có thể tới mà không cần visa.

Hộ chiếu Úc vẫn không thay đổi so với xếp hạng năm ngoái, và xếp thứ 7 trong số những hộ chiếu quyền lực nhất trên thế giới, cùng với New Zealand và Hy Lạp, mặc dù số quốc gia mà người Úc có thể tới thăm mà không cần visa đã tăng thêm 1.

Người Úc có thể đến thăm 171 quốc gia mà không cần visa, tăng thêm 1 so với con số 170 vào năm 2017, sau khi yêu cầu visa khi đến Qatar được miễn hồi tháng 8 năm ngoái.

Những hộ chiếu “yếu” nhất bao gồm Afghanistan (miễn visa ở 24 nước), Iraq (27) và Syria (28).

Trước đây chỉ có chi phí là 11 đô, giờ đây hộ chiếu của Syria đã trở thành đắt đỏ nhất trên thế giới, với chi phí lên tới 500 đô. Chi phí đó có thể tăng lên 800 đô nếu đó là trường hợp khẩn cấp.

Hộ chiếu đắt thứ 2 thế giới là của Úc. Chi phí đã tăng thêm 5 đô từ ngày 1/1, lên mức 282 đô, theo tờ New Daily.

Trong khi đó, hộ chiếu “đáng đồng tiền” nhất cho năm 2018 vẫn là của Đức, với giá 120 đô và cho phép công dân đến thăm 177 quốc gia mà không cần visa.

Hộ chiếu rẻ nhất thế giới là của Tunisia - đứng thứ 69 về độ quyền lực trên thế giới, và cho phép công dân của mình tới 66 quốc gia mà không cần visa, với giá chỉ 25 đô.

Chi phí cho hộ chiếu Úc đã tăng 41% trong 10 năm qua, từ mức 200 đô, do các biện pháp an ninh tiên tiến về công nghệ của nó.

Bảng xếp hạng hộ chiếu hàng năm được công ty Henley & Partners tiến hành thực hiện.

Những hộ chiếu đắt đỏ nhất thế giới

Syria $500

Úc $282

Thổ Nhĩ Kỳ $255.66

Thụy Sĩ $182

New Zealand $168

Canada $161

Mỹ $155

Vương quốc Anh $149.50

Singapore $78.50

Những hộ chiếu quyền lực nhất thế giới (số quốc gia có thể ghé thăm mà không cần visa)

Đức 177

Singapore, Thụy Sĩ 176

Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Ý, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Vương quốc Anh 175

Áo, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha, Mỹ 174

Ireland, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc 173

Canada 172

Úc, Hy Lạp, New Zealand 171

Cộng hòa Séc, Iceland 170

Malta 169

Hungary 168

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao cuốn hộ chiếu của Úc lại có bìa màu xanh lam hay chưa?

Bìa của cuốn hộ chiếu có Quốc huy của Khối Thịnh vượng Chung, đồng nghĩa với việc đây là tài liệu chính thức của Chính phủ Úc. Bên cạnh đó là dòng chữ “Hộ chiếu”, và lý do thì chắc sẽ chẳng ai thắc mắc cả.

Tất cả các hộ chiếu của Úc giờ đây đều có một hình chữ nhật nhỏ với một hình tròn bên trong, và đó là một biểu tượng để biểu thị nó là một hộ chiếu điện tử (ePassport). Và tất cả được dập nổi lên trên nền màu xanh lam đậm.

Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao nó lại màu xanh, hoặc tại sao hộ chiếu của nước Anh lại màu đỏ? Hoặc tại sao, người ta lại không dùng màu khác cho hộ chiếu mà chỉ có một vài màu nhất định?

Không có quy định chính thức về việc lựa chọn màu sắc hộ chiếu, nhưng mỗi hộ chiếu trên thế giới đều chỉ là màu xanh lam, đỏ, xanh lá hoặc đen.

Có nhiều lý do về địa lý, chính trị và thậm chí tôn giáo dẫn tới việc các quốc gia chọn màu hộ chiếu của mình.

Ông Hrant Boghossian, phó chủ tịch phụ trách marketing của công ty tư vấn tài chính Arton Capital, điều hành website Passport Index, cho biết rằng hộ chiếu là thứ phản ánh bản sắc dân tộc.

MÀU XANH LAM

Úc có hộ chiếu màu xanh lam giống như Mỹ, Canada, Hồng Kông, và một loạt các quốc gia ở Châu Phi, Trung và Nam Mỹ và các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

Ông Boghossian cho biết màu xanh lam có thể tượng trưng cho các nước Tân Thế giới ở những khu vực này. Những biến thể đậm nhạt của màu xanh lam này là tùy vào ý thích của từng quốc gia.

MÀU ĐỎ

Có rất nhiều sắc thái màu đỏ khác nhau giữa các quốc gia, và màu đỏ tía là một lựa chọn phổ biến trên khắp châu Âu.

"Một số người cho rằng màu đỏ tía là do lịch sử cộng sản trong quá khứ", ông Boghossian nói.

Màu đỏ tía hiện nay được liên kết với Liên minh châu Âu, khi tất cả các nước thành viên đã sử dụng màu sắc này cho hộ chiếu, ngoại trừ Croatia - với màu hộ chiếu rất tối, gần như màu đen hay màu xanh lam.

Nước Anh tuyên bố vào tháng 12 năm ngoái rằng họ sẽ thay đổi màu hộ chiếu trở lại màu xanh lam như trước đây vì nó tượng trưng cho việc rời Liên minh châu Âu.

Thủ tướng Theresa May nói rằng việc chuyển sang màu xanh "tượng trưng" là một "biểu hiện độc lập và chủ quyền của Anh" ra khỏi liên minh.

Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ lại đã thay đổi hộ chiếu từ màu đen sang màu đỏ tía "vì họ hy vọng sẽ được gia nhập Liên minh châu Âu".

MÀU XANH LÁ

Ai Cập, Indonesia, Việt Nam, Mexico, Nigeria, Zimbabwe và Bờ Biển Ngà là những quốc gia có hộ chiếu màu xanh lá.

Đối với một số quốc gia, như Ả rập Saudi, Ma-rốc, Pakistan và Burkina Faso, màu sắc có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn giáo.

"Hầu hết các quốc gia Hồi giáo sử dụng hộ chiếu màu xanh lá vì tầm quan trọng của màu sắc này trong tôn giáo của họ", ông Boghossian nói.

Màu xanh lá được cho là màu sắc yêu thích của nhà tiên tri Mohammed và có liên quan đến thiên đường trong kinh Koran. Nó cũng được sử dụng rất phổ biến trong quốc kỳ của nhiều quốc gia Hồi giáo, như Afghanistan và Iran.

MÀU ĐEN

Mặc không phổ biến, nhưng màu đen vẫn được sử dụng cho hộ chiếu ở một số ít quốc gia bao gồm Lãnh thổ Palestin và New Zealand, nơi mà màu đen là màu có ý nghĩa quốc gia.

Màu đen cũng thường được sử dụng cho hộ chiếu ngoại giao và một số hộ chiếu Úc thế hệ cũ.

Ngoài ra còn có cả hộ chiếu màu trắng, nhưng không phải là hộ chiếu bình thường. Ấn Độ cấp hộ chiếu trắng đặc biệt cho các quan chức Chính phủ và Mỹ có hộ chiếu màu trắng cho phép công dân tái nhập cảnh sau khi họ đã sống ở nước ngoài trong hơn một năm.

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.