RSS

Úc: Nhân viên tổ chức MSF bị buộc rời khỏi trại tị nạn đảo Nauru trong vòng 24 giờ

10:00 16/10/2018

Tổ chức MSF đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần trên đảo Nauru cho đến khi chính phủ Nauruan yêu cầu các nhân viên phải rời khỏi đảo trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Theo đó, tổ chức MSF được chính phủ Nauru ra lệnh vào thứ Sáu, ngày 10 tháng 10, phải ngừng tất cả các hoạt động của mình trong vòng 24 giờ.

Được biết, tổ chức này đã cố gắng dành nhiều ngày để  đàm phán với chính phủ Nauruan nhưng không thành công. Các đại diện của tổ chức này hiện đã quay lại Úc và đang kêu gọi Úc chấm dứt chính sách giam giữ người tị nạn ngoài nước.

Tổ chức Medecins Sans Frontieres MSF tên tiếng Anh là  Doctors Without Borders. Đây là tổ chức y tế nhân đạo phi chính phủ của Pháp.

Được biết, MSF đã ở trên đảo Nauru thuộc Thái Bình Dương và cung cấp các hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho người tị nạn được Úc gửi đến đây hồi tháng 11 năm ngoái.

Tuy nhiên, theo lệnh của chính phủ Nauru, hiện những nhân viên trong tổ chức này đã buộc phải quay về.

Liên quan đến vấn đề này, giám đốc điều hành Paul McPhun đã gọi sức khỏe tâm thần của những người tị nạn là "sự thê thảm hoàn toàn". Theo tuyên bố của ông, có ít nhất 78 người đã có ý định tự tử hoặc tự sát thương.

"MSF kêu gọi sơ tán ngay lập tức các người tầm trú và tị nạn để những người này có thể hoàn thành quá trình tái định cư của họ ở một nơi an toàn với các điều kiện đàng hoàng và xứng đáng . MSF kêu gọi chấm dứt chính sách giam giữ người tị nạn ngoài nước của chính phủ Úc.  Tình trạng sức khỏe tâm thần của những người tầm trú và tị nạn ở Nauru thực sự thê thảm.", ông này nói về tình hình sức khỏe tâm thần tại trại tị nạn đảo Nauru.

Theo bác sĩ tâm thần của MSF - Beth O'Connor, người đã làm việc tại Nauru trong gần 11 tháng, cô đã chứng kiến một vài cải thiện về sức khỏe tâm thần ở đây nhưng cũng nhận thấy có sự sụt giảm lớn.

Cô cho biết, những đứa trẻ đã từng chào cô và trò chuyện với cô thì giờ lại thu mình lại và không chịu rời khỏi nhà.

Theo nữ bác sĩ này chắc chắn chúng đã phải chịu đựng tình trạng tâm thần gọi là hội chứng cam chịu, một hội chứng phân ly gây ra trạng thái bất động. Hội chứng này chủ yếu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi đã trải qua chấn thương tâm lý.

Cô cho biết, khi đến thăm những đứa trẻ này cô chứng kiến cảnh chúng nằm mãi trên giường, không muốn ăn uống. Thậm chí có những đứa trẻ trong số này còn không thể tự mình đi vệ sinh.

"Chúng không thể kiểm soát được cơ thể tiểu tiện hay đại tiện bất cứ lúc nào.Và khi tôi cố nói chuyện với chúng, với chính những đứa trẻ mà lúc trước sẽ trò chuyện lại cùng tôi, thì giờ chúng không trả lời nữa. Chúng chỉ nhìn chằm chằm vào tôi. Và việc nhìn thấy sự suy sụp của bọn trẻ thật là kinh khủng.", cô cho biết.

Nói về điều này, nhà tâm lý học lâm sàng Christine Rufener cũng cùng tổ chức MSF làm việc trên đảo Nauru cho biết, có một từ ngữ  gắn bó nhất với trải nghiệm của bà đó là "bị hủy hoại".

Hiện, Bộ nội vụ Úc vẫn chưa có phản hồi gì về vấn đề này.

Còn Bộ trưởng Y tế của Nauruan cho rằng, tại thời điểm này dịch vụ tâm lý và sức khỏe tâm thần của họ không còn cần thiết trên đảo nữa.

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.