RSS

Úc săn đón tài năng về công nghệ sang làm việc, ưu tiên xét visa định cư

10:00 20/08/2019

Chính phủ liên bang sẽ tăng cường nỗ lực thu hút 5,000 lãnh đạo công nghệ cao cấp, nhà nghiên cứu và chuyên gia nước ngoài đến Úc trong một chương trình săn đầu người mới thay vì ngồi yên chờ nhân tài đến gõ cửa.

Chương trình săn tìm tài năng toàn cầu với tên gọi Global Talent Independent Program – GTIP – đã lặng lẽ ra mắt hồi tháng 6. Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch, Dịch vụ Di dân và Đa văn hóa David Coleman dự kiến ​​sẽ đưa ra các chi tiết quan trọng về cách thức hoạt động của mô hình tìm kiếm tài năng này, bao gồm các lĩnh vực được ưu tiên.

Bộ trưởng David Coleman và thủ tướng Scott Morrison mong muốn thu hút nhiều nhân tài nước ngoài đến Úc. (Ảnh: APP)
Bộ trưởng David Coleman và thủ tướng Scott Morrison mong muốn thu hút nhiều nhân tài nước ngoài đến Úc. (Ảnh: AAP)

GTIP tách bạch với Global Talent – Employer Sponsored Program (GTES), chương trình được tuyên bố sẽ thực hiện vĩnh viễn vào tuần trước sau khi thí điểm 12 tháng.

Theo Bộ Nội Vụ, GTIP được thiết kế để thu hút những người di cư có tay nghề hàng top trong giới của họ đến Úc từ khắp nơi trên thế giới.

“Điều này sẽ tạo cơ hội cho người Úc thông qua việc chuyển giao kỹ năng và tạo cơ hội việc làm. Bộ Nội Vụ sẽ quảng bá chương trình này ở Úc và ở nước ngoài,” tài liệu từ Bộ Nội Vụ cho hay.

Bộ này sẽ làm việc với các ngành, doanh nghiệp và chính phủ Úc để thu hút nhân tài toàn cầu đến Úc. Riêng các chuyên viên tuyển dụng sẽ chịu trách nhiệm “săn đầu người” ở những địa điểm chủ chốt ở nước ngoài.

Họ cũng sẽ làm việc với các ngành công nghiệp địa phương để nhận diện người tài, tham dự các sự kiện và triển lãm quan trọng của ngành, và quảng bá cuộc sống ở Úc, một động thái có lẽ là nhằm áp dụng các nguyên tắc tiếp thị điểm đến vào thị trường di cư lâu dài. Thủ tướng Scott Morrison trước đây vốn là Cựu Bộ trưởng Di trú và nhà tiếp thị điểm đến.

5,000 suất cho những chuyên gia đầu ngành trong khuôn khổ chương trình săn đầu người GTIP được dành ra từ chương trình định cư vĩnh viễn quy mô 160,000 suất.

Chuyên viên GTIP sẽ nỗ lực quảng bá cuộc sống ở Úc nhằm săn tìm nhân tài đến định cư. (Ảnh: Catarina Sousa/Pexels)

“Các chuyên viên của Bộ Nội Vụ sẽ đi đến những địa điểm chủ chốt ở nước ngoài để tìm kiếm những người giỏi nhất trong các ngành tăng trưởng mạnh, và khuyến khích họ đến Úc giúp phát triển các ngành này,” người phát ngôn Bộ Nội Vụ cho hay.

Theo đó, một chuyên viên của Bộ này đã có mặt ở Berlin để làm nhiệm vụ, và tháng sau các nhân viên sẽ được cử sang Mỹ, Singapore, Santiago, Thượng Hải và Dubai.

Tờ Australian Financial Review hôm thứ Ba đã đưa tin cơ quan nhập cư giám sát chương trình GTIP sẽ được tư vấn bởi một hội đồng nhỏ bao gồm những người thành công vượt trội của Úc để tìm ra các lĩnh vực và quốc gia nguồn nào cần nhắm tới.

Việc ưu tiên xét thường trú nhân và công dân tiềm năng là một sự thay đổi lớn trong tư duy thu hút các nhà công nghệ và các ngành công nghiệp công nghệ cao đến Úc.

Nỗ lực tiếp thị ra bên ngoài thừa nhận rằng những gì nước Úc đang làm nhằm thu hút nhân tài nước ngoài còn nhỏ bé so với yêu cầu số hóa các ngành công nghiệp hiện có và tạo ra các ngành mới bền vững trong các lĩnh vực như robot, vật lý tiên tiến và điện toán lượng tử.

Động thái này cũng cho các nhóm vận động hành lang nổi tiếng nhiêu khê của Úc,bao gồm Hiệp hội máy tính Úc và Hiệp hội Công nghiệp thông tin Úc,…ra rìa bằng cách tạo ra một cơ chế mới để đánh giá các kỹ năng và tài năng bên cạnh phân loại công việc hiện tại.

Chuyên gia trong cách lĩnh vực AI, phân tích dữ liệu và machine learning được ưu tiên xét visa trong chương trình săn đầu người GTIP. (Ảnh: iStock)

Việc thu hút các nhà công nghệ di cư vĩnh viễn đến Úc trong nhiều thập kỷ được kiểm soát bởi Danh sách nhu cầu nghề nghiệp di cư – Migration Occupation Demand List (MODL), có sự tư vấn của các hiệp hội ngành nghề.

Tuy nhiên, nhu cầu ngành công nghệ thông tin thiếu tính ổn định, và trên thực tế, lịch sử thay đổi theo chu kỳ của ngành khiến các nhà tuyển dụng ủng hộ chương trình visa tạm thời 457 linh hoạt hơn trong nỗ lực đảm bảo nhân sự có tay nghề tại doanh nghiệp.

Chương trình visa 457 (ngày nay đã hết hiệu lực) khi đó trở thành lỗ hổng cho sự chênh lệch lao động mà các doanh nghiệp IT trục lợi. Hành động này đã bị cấm bởi nó bị lợi dụng làm phương tiện để chuyển giao kĩ năng công nghệ cao từ nước ngoài vào Úc và qua mặt nhà chức trách bằng cách núp bóng mô hình đào tạo giảng viên “train the trainers.”

Mô hình săn đầu người mới được Bộ Trưởng David Coleman ủng hộ trong một bài phát biểu tại Viện Sydney về cơ bản là nhằm thu hút người tài bằng ưu tiên xét visa định cư, giành quyền kiểm soát các tiêu chuẩn thuê nhân công từ các hiệp hội ngành nghề vốn có tầm nhìn hạn chế và sự quan tâm khiêm tốn đến vấn đề này.

Sự thay đổi chiến thuật này có những động lực mạnh mẽ về kinh tế, thể hiện ở hiệu suất và tăng trưởng không đồng đều trên toàn bộ nền kinh tế Úc, đặc biệt là xung quanh tăng trưởng tiền lương và chi tiêu tiêu dùng.

Năm ngoái, Ngân Hàng Dự Trữ Úc đã cảnh báo rằng các bộ phận của nền kinh tế quốc gia đang chia rẽ giữa biên tuyến của các doanh nghiệp có thể khai thác số hóa và phá vỡ lợi thế lợi nhuận và những công ty bị bỏ lại phía sau và buộc phải cắt giảm chi phí và việc làm.

Bối cảnh nền kinh tế số hóa đòi hỏi nguồn lực công nghệ cao gia tăng ở Úc. (Ảnh: Getty Images)

Kịch bản đó đặc biệt tàn khốc trong lĩnh vực bán lẻ. Đây là ngành hàng mà các cửa tiệm truyền thống chịu thiệt hại nặng nề, nhưng những doanh nghiệp “hậu kĩ thuật số” nhanh trí kết hợp cả 2 mô hình truyền thống và trực tuyến như Bunnings và JB Hi-Fi lại bứt phá mạnh mẽ.

Về mặt việc làm, sự gián đoạn gây ra bởi sự “chuyển mình” của doanh nghiệp đã trở nên sâu sắc với việc Telstra cắt giảm 10,000 việc làm và Ngân hàng Quốc gia Úc cũng sa thải 6,000 vị trí trong các đợt giảm biên chế qua các năm.

NAB cũng tiết lộ việc thu hẹp quy mô của mình, giảm biên quản lí cấp trung để tinh giản bộ máy, đồng thời tuyển thêm 2,000 chuyên gia công nghệ để tạo bước đột phá kĩ thuật số. Ngân hàng này cho rằng mình có thể tìm đủ số nhân sự công nghệ đang thiếu hụt.

Những gì các công ty và ngành công nghiệp Úc bây giờ sẽ có thể làm, ít nhất là theo tầm nhìn của Bộ Trưởng Coleman, là dùng công nghệ thúc đẩy các nhóm tài năng được lựa chọn đến Úc lâu dài thay vì ngồi chờ xem ai sẽ áp dụng mô hình.

Những doanh nghiệp nhạy bén với thời cuộc như JB Hi-Fi bứt phá mạnh mẽ (Ảnh:.macpricesaustralia.com.au)

Như vậy, trong bối cảnh thiếu hụt những chuyên gia công nghệ nhiều năm trong một số lĩnh vực như AI, phân tích dữ liệu và machine learning, và việc sa thải hàng loạt nhân sự trong các lĩnh vực sẽ được thay thế bởi công nghệ, các ngành cũng như Bộ Trưởng Coleman hy vọng làn sóng nhân tài nhập cư sẽ sớm phát huy tác dụng.

Nguồn: Vietucnews.net

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

3 coп ɢiáρ пằɱ cɦơi łiềп ɾơi łɾúпɢ ᵭầᴜ, qᴜý пɦâп łɦeo ɢół ɢiúρ sự пɢɦiệρ lêп cɑo ʋᴜп ʋúł, ɢiàᴜ có пức ɗɑпɦ

Nɦữпɢ coп ɢiáρ пày ɱɑy ɱắп ʋậп łɾìпɦ ɦɑпɦ łɦôпɢ, có cơ ɦội łɦể ɦiệп łài пăпɢ, пâпɢ cɑo łɦᴜ пɦậρ.