Úc yêu cầu xóa bỏ vị thế 'đang phát triển' của Trung Quốc
Vào ngày 23/9, Thủ tướng Úc – Scott Morrison đã có lời phát biểu trước Hội đồng Toàn cầu Chicago, rằng cần thay đổi quy định để không tiếp tục coi Trung Quốc là “nền kinh tế đang phát triển”.
Thủ tướng Úc – Scott Morrison cho rằng các quy tắc thương mại toàn cầu “không còn phù hợp với mục đích” và phải được thay đổi để phù hợp với vị thế mới của Trung Quốc là một nền kinh tế phát triển thay vì đang phát triển.
Thủ tướng Úc cũng khẳng định cộng đồng quốc tế đã hợp tác để giúp Trung Quốc phát triển, bây giờ là lúc phải yêu cầu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới minh bạch hơn trong các mối quan hệ thương mại và nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết biến đổi khí hậu.
“Các thể chế toàn cầu phải điều chỉnh các quy định của họ với Trung Quốc để công nhận tình trạng mới này” – Morrison nói thêm.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc coi Trung Quốc là một nền kinh tế phát triển sẽ đánh dấu sự thay đổi so với vị thế nền kinh tế đang phát triển mà Bắc Kinh tự tuyên bố. Những quốc gia được WTO coi là nước đang phát triển có thời hạn dài hơn để thực hiện các cam kết thương mại tự do cũng như có khả năng bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước và duy trì trợ cấp.
Tuyên bố của Thủ tướng Úc được cho là có sự ủng hộ nỗ lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm xóa bỏ vị thế đang phát triển của nền kinh tế Trung Quốc hiện tại.
Trước đó vào ngày 26/7, Tổng thống Trump đã ra bản ghi nhớ khẳng định Mỹ “chưa bao giờ chấp nhận việc Trung Quốc tự nhận là nước đang phát triển”, nhấn mạnh rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Mỹ.
“Trung Quốc và quá nhiều quốc gia khác tiếp tục nhận là các nước đang phát triển, cho phép họ hưởng những lợi ích đi kèm với danh xưng đó và có những cam kết lỏng lẻo hơn so với các thành viên WTO khác”, Trump viết.
Có lẽ không chỉ Úc, Mỹ mà ngày càng nhiều quốc gia nhận thấy rằng, những thành tựu và quy mô của nền kinh tế Trung Quốc hiện nay đã vượt xa ngưỡng “đang phát triển”, buộc Trung Quốc cũng như các bên liên quan cần có ứng xử và trách nhiệm phù hợp nhằm tạo ra sự công bằng và ổn định chung cho toàn thế giới.
Mối quan hệ Úc – Trung Quốc trở nên xấu đi khi Canberra thể hiện lo ngại với các hoạt động của Bắc Kinh tại Thái Bình Dương. Cựu thủ tướng Turnbull năm 2017 còn tố Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Úc, nhưng phía Bắc Kinh phủ nhận.
Tình hình càng căng thẳng hơn khi Úc cấm tập đoàn Huawei của Trung Quốc cung cấp thiết bị cho mạng di động 5G của nước này vì lo ngại an ninh quốc gia. Ngoài ra, Chính phủ Úc ngày 23/8 cũng tuyên bố sẽ dừng chương trình của Học viện Khổng Tử Trung Quốc do lo ngại sự “can thiệp nước ngoài”.
Nguồn: Vnexpress.net
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.