Vì sao cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull bị hạ bệ?
Gần một thập kỷ trôi qua, kể từ ngày ông Malcolm Turnbull lên nắm quyền điều hành đảng Tự do, các đồng nghiệp của ông đã một lần nữa loại bỏ ông.
Sự thay đổi vị thế của ông trong ngày hôm qua (24/8) có thể xem là một kết thúc đầy kịch tính đối với một người thành đạt địa vị cao, đã có 40 năm là nhân vật nổi trội ở Úc.
Luật sư tốt nghiệp Oxford
Sau khi tốt nghiệp Đại học Oxford tại Vương quốc Anh, nhà báo một thời Malcolm Turnbull trở về Úc, nơi ông làm việc với vai trò luật sư cho những nhân vật nổi tiếng, trong đó có Kerry Packer, ông trùm truyền thông, chủ sở hữu kênh Channel 9.
Năm 1986, luật sư Turnbull đã thổi bùng sân khấu thế giới bằng cách tham gia và đánh bại chính phủ Anh trong vụ bào chữa thành công cho cựu gián điệp Anh Peter Wright, vụ gián điệp “Spycatcher” hồi những năm 1980.
Thời điểm đó, ông Peter Wright đã viết một cuốn hồi ký về thời gian làm việc tại cơ quan tình báo Anh MI5, chính phủ Anh tìm cách cấm phát hành cuốn sách này ở Anh. Ông Turnbull đã cãi thắng trong vụ án này, và cuốn sách không bị cấm lưu hành.
Gia nhập nội các
Năm 1993, Thủ tướng đảng Lao động Paul Keating đã bổ nhiệm ông Turnbull với vai trò Chủ tịch Ủy ban Tư vấn của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, trong vai trò này ông đã đối đầu với ‘kẻ thù chính trị’ là ông Tony Abbott.
Trong nhiệm kỳ cuối cùng của Thủ tướng John Howard, ông Turnbull đã gia nhập Nội các với vai trò Bộ trưởng Môi trường và Nước. Lần đầu tiên ông tiếp cận với “vùng nguy hiểm”: Chính sách biến đổi khí hậu.
Sau thất bại của ông Howard vào năm 2007, ông Brendan Nelson đã đánh bại ông Turnbull trong cuộc tranh cử trở thành lãnh đạo đảng Tự do.
Nhưng đến ngày 16/9/2008, ông Turnbull đã thành công trong thử thách với ông Nelson và bắt đầu nhiệm kỳ đầu tiên làm lãnh đạo đảng này.
Năm 2009, ông quyết định rút lại chương trình giảm thiểu ô nhiễm cho người lao động. Điều này đã khiến nhiều đồng nghiệp của ông giận dữ, và trong tháng 11, ông đối mặt với thách thức lãnh đạo đầu tiên từ đối thủ Kevin Andrews. Trong cuộc cạnh tranh này, ông Turnbull đã chiến thắng với 48/35 lá phiếu.
Một tuần sau đó, cựu đồng nghiệp trước đây của Turnbull là ông Abbott lại thách thức ông và giành chiến thắng với chỉ 1 lá phiếu.
Đã từng rời Nghị viện hồi năm 2010
Bị xuống hạng, nhà lãnh đạo bị đánh bại đã bị tổn thương, và vào tháng 4/2010, ông Turnbull thông báo rời Nghị viện.
Cựu Thủ tướng và người cố vấn là ông Howard đã thuyết phục ông đổi ý, và sau cuộc bầu cử năm 2010, ông Turnbull được mời làm Bộ trưởng Truyền thông cho ông Abbott.
Trong cuộc bầu cử năm 2013, cặp đôi này đã tạo ra một thỏa thuận không thuận lợi, nhằm thay thế chính sách mạng lưới băng thông rộng (NBN) của đảng đối lập.
Trong cuộc bỏ phiếu kín trong nội bộ đảng ngày 14/9/2015, ông Abbott đánh mất ghế lãnh tụ đảng Tự do vào tay ông Turnbull, với số phiếu áp đảo 44-54.
Vào cuối năm 2017, ông Turnbull đã tổ chức lễ ăn mừng luật hôn nhân đồng giới trong Quốc hội. Nhưng cũng chính việc thông qua luật này mà ông bị “mất điểm” từ những người bảo thủ và các nhóm tôn giáo, vốn cho rằng hôn nhân đồng giới là đi ngược lại tự nhiên, phi đạo đức.
Kể từ đó, những tiếng nói chống đối trong đảng ông ngày càng lớn. Nội bộ đảng có sự chia rẽ giữa cánh ôn hòa hơn do ông Turnbull dẫn đầu, và cánh bảo thủ hơn đại diện bởi Peter Dutton và Tony Abbott.
Ngày 21/8/2018, ông đã bị ông Dutton “đảo chính”, khi kêu gọi bỏ phiếu thách thức vị trí lãnh đạo của ông. Tuy nhiên, ông Turnbull đã vượt qua cuộc bỏ phiếu đó, với số phiếu ủng hộ 48/35.
Dù vậy, đến ngày 24/8, một cuộc bỏ phiếu chọn lãnh đạo đảng lần thứ hai diễn ra và ông đã bị thất bại trước cựu Bộ trưởng Tài chính Scott Morrison.
Như vậy, ông sẽ phải nhường ghế Thủ tướng lại cho lãnh đạo đảng mới là ông Morrison, lần thứ hai bị hạ bệ bởi bỏ phiếu nội bộ.
Nguồn: Dkn.tv
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.