Dutton và Turnbull thượng đài và con số 13
Ông Malcolm Turnbull vẫn còn giữ được ghế thủ tướng nhờ hơn Bộ trưởng Nội vụ Peter Dutton 13 phiếu, nhưng chưa biết đó là số xui hay hên cho hai ông.
Trong một phiên họp kín của Đảng Tư Do hồi sáng nay Thủ tướng Malcolm Turnbull thình lình tuyên bố bỏ trống vị trí lãnh đạo đảng, buộc các đối thủ phải ra mặt.
Chỉ có Bộ trưởng Nội Vụ Peter Dutton đưa tay. Cuộc biểu quyết bất tín nhiệm lãnh đạo đảng diễn ra ngay lúc đó với kết quả 48/35 thế là ông Dutton phải từ bỏ bộ nhiều quyền lực nhất trong chính phủ.
Lý do ông Dutton thách thức ông Turnbull là căn cứ trên kết quả của 38 cuộc thăm dò dư luận liên tiếp, ông Turnbull khó lòng lèo lái Liên Đảng đến chỗ chiến thắng trong kỳ tổng tuyển cử, dự trù trong năm nay hoặc đầu năm tới.
Ông Dutton thua 13 phiếu nhưng chỉ cần thêm 7 phiếu nữa thôi câu chuyện đã rất khác.
Điều đáng nói là ông Dutton có thể có thêm được 7 phiếu đó nếu có đủ thời gian vận động, và đó là ông Dutton chỉ có chưa tới một tuần để chuẩn bị.
Ông Dutton, thuộc cánh bảo thủ trong Đảng Tự Do, nay lùi về hàng ghế sau và tuyên bố vẫn trung thành với Thủ tướng Turnbull nhưng không từ bỏ ý định thách thức một lần nữa.
Thủ tướng Turnbull tạm thời có thể thở phào nhẹ nhõm nhưng chưa biết được bao lâu.
Đối thủ sẽ đo ván trong hiệp 2
Chuyện này làm người ta nhớ lại những cuộc thách thức quyền lãnh đạo trên chính trường Úc - 72 lần trong khoảng từ năm 1970-2015.
Cũng không ngoa khi Canberra được đặt tên là "thủ đô của đảo chánh" trong thế giới dân chủ bởi vì chỉ trong 5 năm từ 2010-2015 nước Úc đã thay đổi đến 5 đời thủ tướng.
Ngày 9 tháng 2 năm 2015, Thủ tướng Tony Abbott thắng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ông với 61/39 phiếu.
Ngày 14 tháng 9 năm 2015 ông Turnbull lúc đó là Bộ trưởng Truyền thông đã lật được Thủ tướng Tony Abbott với 54/44 phiếu.
Ngày 24 tháng 6 năm 2010, Phó Thủ tướng Julia Gillard thách thức Thủ tướng Kevin Rudd nhưng ông này rút lui và bà Gillard trở thành Nữ Thủ Tướng đầu tiên của Úc.
Ngày 21 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Gillard tổ chức biểu quyết để củng cố sự đoàn kết trong Đảng Lao Động và duy trì được vị trí.
Nhưng ngày 26 tháng 6 năm 2013, ông Rudd lấy lại ghế thủ tướng sau khi thắng bà Gillard với 57/45 phiếu.
Peter Dutton is seen Malcolm Turnbull during Question Time.
Ông Turnbull còn trụ được bao lâu?
Rõ ràng một số người trong nội các của ông không vui vì cho rằng lập trường của ông Turnbull không vững vàng, cụ thể là trong cuộc bầu cử bổ sung ở Queensland - là đất của ông Dutton, và trong chính sách năng lượng NEG.
Trong cuộc bầu cử ở Longman hồi tháng bảy, ứng viên của Liên Đảng chỉ được có 30% phiếu, ít hơn đến 9% so với hồi 2016. Với kết quả như vậy các chuyên gia tiên đoán Liên Đảng sẽ thua đậm trong kỳ tổng tuyển cử tới.
Thêm nữa không may là ông Abbott có vẻ không quên được mối thù đảo chánh hồi năm 2015.
Lúc đó ông Dutton trung thành với chủ cũ, nhưng khi ông Abbott phải lùi về hàng ghế sau và không được giao cho vị trí quan trọng nào, ông Dutton dĩ nhiên phải theo phò chủ mới.
Không có dấu hiệu gì cho thấy bây giờ họ bắt tay với nhau nhưng ông Dutton ít nhiều cũng có lợi khi ông Abbott thường xuyên làm chuyện ''thọc gậy bánh xe" ông Turnbull.
Ông Turnbull bây giờ phải tính toán nên tổ chức bầu cử lúc nào cho có lợi nhất, nhưng trước hết ông phải thuyết phục được các đồng viện là ông vẫn xứng đáng lãnh đạo họ cho dù vừa phải đối đầu một cuộc đảo chánh bất thành.
Nay ông Turnbull phải cải tổ nội các - là lúc để tưởng thưởng cho những ai trung thành với ông.
Trong số 35 người ủng hộ ông Dutton không tránh khỏi có các nhân vật ở hàng ghế trước. Thậm chí người ta còn rỉ tai nhau là hồi sáng nay có đến 9 bộ trưởng bỏ phiếu ủng hộ ông Dutton.
Chương trình Insiders của ABC tiên đoán sẽ còn thêm người sẽ từ chức. Trước mắt Bộ trưởng Ngân khố Scott Morrison sẽ tạm thời thay cho ông Dutton.
Dân chủ mà không dân chủ
Dân chúng có vẻ ngán ngẫm trước các cuộc đảo chánh trong nội bộ thế này, nhất là khi mà họ không thể chọn ai làm thủ tướng.
Đảng Lao Động nhân dịp nào kêu gọi quốc hội biểu quyết bất tín nhiệm thủ tướng.
"Nếu gần phân nửa trong chính phủ (35) không muốn ông (Turnbull) làm thủ tướng nửa, thì tại sao người dân Úc phải chịu đựng với ông ta?" ông Bill Shorten hỏi.
Nhưng vấn đề là cho dù bây giờ ông Turnbull tổ chức bầu cử thì cử tri cũng chỉ bầu cho đảng chứ không cho cá nhân mặc dù lá phiếu của họ phần nào cũng phụ thuộc vào nhân vật lãnh đạo của đảng đó là ai.
Chính vì vậy mà năm 2013, Thủ tướng Kevin Rudd đã đổi nội quy của Đảng Lao Động, qua đó từ nay muốn thách thức quyền lãnh đạo cần có sự đồng ý của 75% trong ban lãnh đạo đảng tại quốc hội (Australian Labor Party Caucus) nếu là thách thức một thủ tướng của Lao Động, hoặc chỉ cần 60% nếu thách thức một lãnh đạo của đối lập.
Cải tổ như vậy Đảng Lao Động muốn trao thêm tiếng nói cho các đảng viên ở cơ sở.
Dù gì thì mang tính quyết định là lá phiếu của các đảng viên trong quốc hội. Ông Turnbull ước gì ông có thể đánh bại đối thủ với tỉ số cao hơn, ví dụ như 54/27 giữa ông Malcolm Fraser và Andrew Peacock hồi năm 1982, thay vì chỉ có 13 phiếu.
Đến đây thì chắc có người sẽ tự hỏi, không biết con số 13 có thật sự xui xẻo ?
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.