RSS

Cả nhà ‘đứng hình’ khi bác sĩ tuyên bố: Sinh 3 cùng trứng, giữ tất hoặc bỏ tất, và mẹ đã quyết định

07:30 09/08/2018

Nhìn 3 cậu bé kháu khỉnh, đáng yêu, ai cũng phải thốt lên khâm phục trước niềm tin và nghị lực của người mẹ trẻ.

“Hoặc là bỏ tất hoặc là giữ tất”, đó là một sự lựa chọn khó khăn nhất của người làm mẹ bởi chẳng ai muốn vứt bỏ con cái mình, nhưng nếu sinh ra cũng có nguy cơ dính nhau, ảnh hưởng đến cuộc sống của các bé. Thế nhưng tình mẫu tử không cho phép chị bỏ con, chị Lan (34 tuổi, Hà Nội) đã vượt qua tất cả để bây giờ có thể mãn nguyện khi nhìn các con mình bi bô, cười nói suốt ngày.

Nhớ lại ngày biết tin mình mang thai 3, chị đã rất hoang mang: “Khi siêu âm lần đầu tiên, bác sỹ bảo là thai đôi, nhưng chỉ thấy rõ 1 thai, còn 1 hình ảnh nhìn mờ. Thế nhưng 1 tuần sau, bác sỹ lại bảo là mang thai ba. Mình nghe như sét đánh ngang tai. Khi đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương khám, bác sỹ khuyên nên bỏ đi 1 thai, nhưng lúc làm xét nghiệm lại cùng trứng nên không bỏ được. Hoặc là giữ tất hoặc bỏ tất!”.

Ba cậu bé lém lỉnh: Khoai, Bí, Bắp là trái ngọt của sự kiên cường và tình cảm yêu thương của chị Lan và chồng.

Khi quyết định giữ lại 3 đứa trẻ trong bụng, chị Lan phải sống trong lo sợ, run rẩy, cứ chờ đợi đến lịch gặp bác sỹ để được đi khám, nghe kết quả về các con. May mắn thay, ở mốc 7 tuần, bác sỹ bảo 3 thai không dính nhau. Vậy là chị được thở phào, nhẹ nhõm lần đầu tiên, để bắt đầu vào một hành trình dài hơi hơn phía sau.

“Vợ chồng mình lại hồi hộp đợi chờ đến tuần 18 xem có bị mắc hội chứng truyền máu song thai hay không. Lại là những lo lắng, ác mộng, chờ đợi, sống trong bất an. Cho đến khi bác sỹ thông báo không mắc hội chứng này, mừng không để đâu cho hết. Nhưng ở tuần thai 14, mình phải khâu eo tử cung để giữ thai vì bác sỹ nói nếu không khâu, sợ thai sẽ tuột ra ngoài. Mình đã rất sợ hãi, nhưng may mắn việc khâu này chỉ là một thủ thuật nhỏ, được thực hiện khá nhanh và mình về nghỉ ngơi 2 hôm là trở về trạng thái bình thường”.

Để được ôm 3 đứa con như thế này, chị Lan đã phải đặt cược tất cả vào quyết định giữ thai của mình.

Chồng chị Lan và 3 bé.

Vì mang thai 3, chị Lan cho biết, đến khoảng tuần 26-27 của thai kỳ, chị luôn ở trong tình trạng mỏi nhừ, đêm không ngủ nổi, rất khó thở. Bác sỹ siêu âm bảo rằng do thai lớn, chèn sát lên cơ hoành. Ba bé cũng cuộn lên liên tục, dường như vì quá chật chội trong bụng mẹ. Chị dùng gối chữ U dành cho bà bầu nhưng cũng không đỡ được là bao.

“Đến tuần 28, bác sỹ gọi sang nằm viện để theo dõi. Mỗi ngày lại phải kiểm tra cơn co rất nhiều lần. Nhưng ở viện được khoảng 10 ngày thì đến 5h chiều 17/5, mình vỡ ối ồ ạt. Lúc này, mình được đưa đi siêu âm, bác sỹ nói con được khoảng 6-7 lạng. Các bác sỹ kiểm tra đi, kiểm tra lại cả chục lần, rồi hội chẩn. Mình thì nghĩ, nếu con chỉ được 6-7 lạng thì làm sao sống nổi. Bác sỹ cuối cùng đưa ra lời khuyên, rằng nên để vậy nuôi hai thai còn lại (hai thai chưa vỡ ối). Cả gia đình mình đến rất đông, còn họp nhau lại nữa. Mọi người đều lo lắng sợ nuôi hai thai kia thì thai vỡ ối sẽ ngạt chết mất. Vậy là ký quyết định mổ”.

Thế nhưng quyết định mổ khi đó cũng đồng nghĩa với việc chị Lan phải đối mặt với nguy cơ băng huyết do đờ tử cung, rồi phải cắt cả hai bên buồng trứng… Dù hoang mang, lo sợ tột cùng, chị và gia đình vẫn muốn cứu cả ba bé.

Bức ảnh hiếm hoi chị Lan chụp khi mang bầu.

“23h đêm mình vào phòng mổ. Lúc chuẩn bị mổ, bác sỹ dặn ba cô y tá: “Khi nào tôi mổ xong thì bế bé chạy thật nhanh ra phòng hồi sức”. Và bác sỹ thực hiện ca mổ rất nhanh, khoảng 10 phút thì xong ba bé. Bé đầu ra khóc rất to, bác sỹ bảo: “1,4kg”, đến bé thứ 2 là 1,2kg và bé thứ 3 là 1,1kg. Cả ba bé đều lớn hơn so với cân nặng dự kiến. Quyết định mổ là hoàn toàn đúng đắn. Niềm hạnh phúc vỡ òa không làm sao tả xiết”, chị Lan lâng lâng kể lại.

Nhưng sau khi mổ xong, chị Lan phải chịu nỗi đau thể xác rất lớn và nỗi lo lắng khôn cùng trước sự sống của các con: “Đẻ xong mình đau lắm, vì tử cung đã giãn hết cỡ, giờ co lại. Mình lại không đi tiểu tiện được, đau mà cứ trào nước mắt ra suốt thôi. Con lại phải nằm lồng kính cách ly mẹ. Đến 4 ngày sau, mình mới được vào nhìn con. Mới đầu nhìn con mà xót xa lắm: con bé xíu, da đen nhẻm lại nhăn nheo, người đầy lông. Xương sườn và da nhìn như bị dính vào nhau vậy. Hơi thở thì yếu ớt, thoi thóp. Mắt chỉ mở ti hí thôi. Lúc đó mình nghĩ không biết con có sống được không?”.

Cuộc sống xoay quanh việc chăm sóc 3 bé sinh ba rất khó nhọc.

Rồi chị Lan xuất viện trước, 3 đứa con nằm lại. Về nhà, chị hút sữa để vào tủ lạnh, ngày ngày đến giờ thì được người thân mang sữa vào cho con. Mỗi ngày 6 lần, xếp hàng mang sữa vào, mỗi lần chỉ được nhìn con 2 phút lại đến người khác. Hôm nào chồng vào thăm con, chị Lan cũng hỏi con ăn được bao nhiêu. Lúc đầu chỉ ăn 5ml một lần rồi tăng 10, 15ml, ăn bằng đường xông trực tiếp xuống dạ dày.

“Mong chờ từng ngày, rồi bạn út do đẻ thiếu tháng lại nhẹ cân, bị bệnh lý võng mạc nên phải tiêm một mũi thuốc 10 triệu. Bác sỹ nói có rủi ro nên lại lo. Rồi bé thứ 2 kiểm tra tai chưa nghe được, lại lo tiếp. Rồi cứ theo bác sỹ khám, cuối cùng các con cũng ổn tất. 20 ngày thì bé đầu tiên được xuất viện. Lúc đó con được 1,7 kg. Về nhà nhìn con bé quá, yếu quá nên không ai dám cho ăn, không ai dám tắm nên mẹ làm luôn. Vì trước đó con chỉ ăn xông trong bệnh viện nên không có phản xạ mút, miệng đơ ra, mẹ lại phải tập cho con bú bình”.

Mới 5 tháng, mỗi bạn đã nặng khoảng 8,7kg.

Nhớ lại quãng thời gian chăm đứa con đầu tiên xuất viện, chị Lan cho biết có những ngày chị không dám ngủ vì lo sợ con bé quá sẽ có chuyện. Chị cũng tập cho con bú sữa bằng cách nhỏ từng giọt sữa mẹ vào cạnh mép để con tập mút. Dù cả tiếng chỉ được 15-20ml là nhiều nhưng chị vẫn kiên trì mỗi ngày cho ăn 12 lần như vậy. Dần dần, bé cũng biết cách bú bình. Đến 26 ngày sau sinh, 2 bé còn lại được về nhà, nặng 1,3kg và 1,5kg. Mọi thứ tập cho bé đầu lại được áp dụng cho 2 bé sau. Thế nhưng sau 2 tháng, chị Lan lại bị mất sữa mẹ hoàn toàn vì thiếu ăn, thiếu ngủ và luôn sống trong tình trạng căng thẳng. 3 bạn nhỏ được bú sữa công thức.

Cuộc sống chăm 3 bạn sinh ba rất vất vả khi chỉ có 2 vợ chồng chị Lan và bà nội chăm. 5 tháng đầu chị không được ngủ, mỗi ngày chỉ chợp mắt được 2 tiếng mà luôn trong tình trạng chập chờn, giật mình. Thậm chí nhiều lúc chị còn nói với chồng: “Chồng ơi mệt quá chắc em không chịu nổi”. Bởi việc cho con ăn, thay bỉm thôi cũng hết đêm. Rồi đường ruột của các con hơi kém, thường đi ngoài. “Có hôm hai vợ chồng cả ngày chỉ lo thay bỉm thôi cũng hết ngày. Tiền bỉm, tiền sữa cũng tốn kém lắm”.

Dù sinh non, nhưng các mốc phát triển của 3 bé đều rất nhanh so với các bé cùng lứa.

Trộm vía ăn, ngủ đều rất ngoan nên ba bé đều khá bụ bẫm.

Ba “chàng lính ngự lâm” nay đã hơn 2 tuổi, rất tinh nghịch, hiếu động.

Ba bé chụp cùng anh trai.

Từ khi sinh ra đến nay, ba bé cũng chỉ ho, sổ mũi, thỉnh thoảng đi ngoài nhưng chưa phải uống viên kháng sinh nào. Đến thời điểm hiện tại, 3 bé đã được 26 tháng tuổi, các con đều lớn nhanh, tinh nghịch. Trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng vợ chồng chị cũng đã có thể thở phào nhìn con vui đùa và lớn lên mỗi ngày.

Theo Thethaovaxahoi

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.