RSS

Chuyên gia tâm lý hướng dẫn 3 cách đơn giản giúp trẻ đối phó với kẻ bắt nạt

21:00 07/07/2019

Nếu con bạn không may rơi vào trường hợp bị bắt nạt thì cha mẹ hãy dạy ngay cho con ba cách hiệu quả này để đối phó.

trong trường học đang ngày càng gia tăng với tốc độ đáng báo động. Bố mẹ cần làm thế nào để bảo vệ trẻ trước thực trạng nhức nhối này?

2 năm trước, Lôi San San, chuyên gia điều trị tâm lý đã áp dụng phương pháp 3A vào chương trình giảng dạy Hồng Kông. Phương pháp 3A vốn bắt nguồn từ cuốn sách Helping Kids Become Social Heroes của tác giả, chuyên gia người Úc là Helen Davidson.

Lôi San San đã hướng dẫn trẻ từ 5 – 12 tuổi đối mặt với những trò châm chọc của bạn bè và nhận thức cảm xúc của chính mình.

Phương pháp 3A bao gồm:

1. Đồng ý (Agree)

Nếu kẻ bắt nạt sử dụng ngôn từ gây hấn với trẻ, chẳng hạn như: "Cổ của cậu dài thật đấy, nhìn cậu rất giống hươu cao cổ". Bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ đáp lời: "Đúng vậy, cổ của tớ dài nên tớ có thể nhìn cao và nhìn xa".

Khi trẻ đưa ra câu trả lời đồng tình với kẻ bắt nạt, đối phương sẽ cảm thấy bối rối và biết rằng trẻ không phải là người dễ bị trêu chọc. Đây là biện pháp rút ngắn khoảng cách và tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa trẻ và người đối diện. Cách này chỉ áp dụng đối với những trẻ biết tự châm biếm bản thân, có thể nhanh chóng biến hóa trò châm chọc của kẻ bắt nạt thành bầu không khí vui vẻ, gần gũi.

2. Đặt câu hỏi (Ask a question)

Khi kẻ bắt nạt gây khó dễ, trẻ có thể đặt câu hỏi bao hàm yếu tố tương tự mà kẻ bắt nạt đã sử dụng.

Chẳng hạn, khi kẻ bắt nạt mỉa mai: "Cậu lúc nào cũng đọc sách, cậu đúng là đồ mọt sách". Lúc này, trẻ có thể phản vấn: "Tại sao cậu không thích đọc sách?".

Đặt câu hỏi là cách lôi kéo và dời sự chú ý của đối phương sang vấn đề trọng tâm, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ đặt câu hỏi để hỏi ngược lại những kẻ bắt nạt.

3. Chấm dứt trò đùa (Ask to stop)

Trẻ cần yêu cầu kẻ bắt nạt chấm dứt trò đùa khi trò đùa ấy có thể khiến trẻ bị tổn thương. Trẻ nên ưỡn thẳng ngực, hét lớn để tự bảo vệ mình và ngăn cản hành động bắt nạt của đối phương.

Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ học cách quan sát mọi tình huống trong cuộc sống. Khi trẻ cảm nhận đối phương muốn gây hấn, trẻ phải mạnh dạn yêu cầu kẻ bắt nạt chấm dứt trò đùa.

Lôi San San cho biết: "Helen Davidson đã dành 30 năm nghiên cứu khoa tâm thần trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên, chuyên gia đã nhận thấy đa số trẻ gặp vấn đề về giao tiếp xã hội không phải bắt nguồn từ tính cách của trẻ, mà do trẻ thiếu huấn luyện và không hiểu rõ cách giao tiếp trong mối quan hệ. Khi trẻ được hướng dẫn các phương pháp giao tiếp xã hội, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập và khỏe mạnh về tinh thần".

Lôi San San nhấn mạnh: "Khi gặp kẻ bắt nạt, đa số mọi người đều có xu hướng đáp trả hoặc trốn tránh. Thật ra, điều chúng ta nên làm là bình tĩnh, chọn đối sách phù hợp, không những có thể công kích đối phương mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp. Tuy nhiên mọi kĩ năng cần phải tập luyện thuần thục, muốn bồi dưỡng trẻ khả năng giao tiếp xã hội, các bậc phụ huynh cần làm gương bằng cách chia sẻ với trẻ về những tình huống khó khăn và cách xử lý vấn đề".

Khi đối phó với kẻ bắt nạt, ngôn ngữ cơ thể của trẻ rất quan trọng. Bố mẹ cần nhắc nhở trẻ, nếu trẻ bị bắt nạt, trẻ cần tuân theo nguyên tắc: Không cầu xin, không giận dữ, không sợ hãi, không thể hiện vẻ đau đớn trước mặt kẻ bắt nạt. Tiếp theo, trẻ cần luyện tập tư thế đúng khi đối diện với kẻ bắt nạt, bao gồm: ưỡn thẳng ngực, hai vai kéo ra phía sau, hai tay đặt vuông góc hai bên cơ thể. Đồng thời, trẻ cần tiếp xúc ánh mắt khoảng 3 giây khi đối diện kẻ bắt nạt, trẻ cần có tư thế áp đảo đối phương bằng cách tiến về phía trước chứ không nên đi giật lùi.

 

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Ly ɦôп ʋẫп cɦᴜпɢ ɢiườпɢ, łɦi łɦoảпɢ cɦồпɢ cũ lại cɦᴜyểп ƙɦoảп 5 łɾiệᴜ łɾả łìпɦ ρɦí

Kể ɾɑ cɦắc пɦiềᴜ пɢười sẽ ƙɦôпɢ łáп łɦàпɦ ʋới cácɦ sốпɢ củɑ eɱ ʋới cɦồпɢ cũ ɓây ɢiờ пɦưпɢ łɦực łế, пɢười łɾoпɢ cᴜộc пɦư eɱ lại ɾấł łɦoải ɱái.