Công nhận vùng an toàn cho các phòng khám p.há t.hai ở Victoria và Tasmania
Phụ nữ sẽ không cần phải lo lắng vì sự quấy rầy bên ngoài các phòng khám p.há t.hai ở tiểu bang Victoria và Tasmania nữa do phán quyết quan trọng của Tòa án Tối cao Úc.
Hai nhà hoạt động chống phá thai bị phạt vì có những hành động phản đối, biểu tình quá gần các phòng khám phá thai ở thành phố Melbourne và Hobart đã yêu cầu Tòa án Tối cao xem xét lại các bản án của họ.
Bà Kathleen Clubb và ông Graham Preston cho rằng luật về khu vực an toàn của tiểu bang Victoria và Tasmania đã vi phạm quyền tự do ngôn luận.
"Tôi chỉ muốn nói rằng đã quá đủ khi nhiều đứa bé bị giết chết. Nhưng bây giờ, ngay cả tự do ngôn luận cũng không được phép."
“Mỗi lần phá thai là mỗi lần lấy đi sinh mệnh của một đứa trẻ. Vì cố gắng lên tiếng thay mặt những đứa trẻ đó, dù phương thức ôn hòa và bình tĩnh đến đâu thì quý vị vẫn có thể bị tống vào tù một năm khi làm như vậy. Điều đó khiến mọi người lo sợ và ảnh hướng đến quyền tự do ngôn luận của chúng tôi ở đất nước này. "
Tòa án Tối cao Úc đã đồng ý bác bỏ những phản đối của bà Kathleen Clubb và ông Graham Preston vào ngày 10 tháng 4 vừa qua.
Khu vực tiếp cận an toàn có bán kính khoảng 150m được thiết lập xung quanh các phòng khám cung cấp dịch vụ phá thai.
Bà Tania Penovic, từ Trung tâm Luật Nhân quyền Castan, cho biết chỗ của họ có những bệnh nhân có thể tiếp cận các dịch vụ mà không bị đe dọa và quấy rối.
"Các vùng an toàn là để bảo vệ quyền con người. Những khu vực này được tạo lập để bảo vệ quyền riêng tư, an toàn và nhân phẩm của những phụ nữ đang sử dụng các dịch vụ và các nhân viên đến nơi làm việc của họ."
Tổ chức Family Life International Australia đã tổ chức các buổi cầu nguyện bên ngoài các phòng khám phá thai.
Giám đốc điều hành của tổ chức này, ông Paul Hanrahan, nói rằng sự hiện diện của nhóm đã giúp các phụ nữ trong những tình huống khó khăn.
"Chúng tôi đang nói về hàng ngàn người vì sự hiện diện của chúng tôi đã quyết định tiếp tục mang thai và giữ em bé của họ. Và bây giờ họ có những đứa nhỏ khỏe mạnh."
Các tiểu bang Victoria, Tasmania, New South Wales, Queensland, Vùng Lãnh thổ phía Bắc và Lãnh thổ thủ đô Úc đều có luật về các khu vực tiếp cận an toàn.
Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang được thảo luận tại tiểu bang Tây Úc và Nam Úc.
Bà Adrianne Walters, luật sư cao cấp tại Trung tâm Luật Nhân quyền, Adrianne Walters, nói rằng hai tiểu bang này cần phải hành động ngay.
"Tây Úc và Nam Úc hiện đang lẻ loi trong việc không hành động và thiết lập các khu vực tiếp cận an toàn. Không còn lý do nào nữa. Họ phải hành động ngay để thiết lập các khu vực tiếp cận an toàn.”
Ước tính có khoảng 70.000 đến 80.000 phụ nữ Úc phá thai mỗi năm.
Ở hầu hết các bang và vùng lãnh thổ, họ phải đối mặt với những người biểu tình phản đối phá thai trên đường đến phòng khám, bệnh viện. Người biểu tình sẽ dùng lời lẽ để thuyết phục người phụ nữ hoặc giơ khẩu hiệu, hình ảnh bào thai.
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.