RSS

Ngắm 14 cảnh quan thiên nhiên đẹp ‘nghẹt thở’ tại Úc

11:00 05/10/2018

Úc nổi tiếng với những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thu hút. Có rất nhiều kỳ quan thiên nhiên trải dài khắp đất nước Úc mà nhiều người không biết. Dưới đây là 14 cảnh quan thiên nhiên như vậy.

1. Vách đá Sea Cliffs, Công viên quốc gia Tasman, Tasmania

Vách đá khổng lồ sừng sững nằm cuối bán đảo Tasman sẽ khiến bạn hoàn toàn bất ngờ đến mức không thốt nên lời.

Theo đó, vách núi đá dolerite này với độ cao 300 mét là vách núi cao nhất ở nam bán cầu.

Sea Cliff chính là sự kỳ diệu do thiên nhiên ban tặng mà du khách có thể viếng thăm bằng thuyền hoặc đường bộ hay thách thức trò chơi leo núi yêu cầu phải dày dạn kinh nghiệm.

2. Vườn Umpherston Sinkhole, Mt Gambier, Nam Úc

 

Nằm không xa trung tâm Mt Gambier, Umpherston Sinkhole là một trong những khu vườn đẹp nhất ở Úc. Được hình thành từ sự xói mòn của nước biển, dần dần chóp ngọn núi đá vôi bị sụp đổ, tạo nên một khu vực trũng ngay chính giữa. Kể từ đó nơi này được cải tạo thành một khu vườn.

Không hoàn toàn do thiên nhiên tạo ra, nhưng vẻ đẹp của khu vườn này vẫn luôn khiến bạn phải trầm trồ và kinh ngạc.

3. Sa mạc Pinnacles, Vườn quốc gia Nambung, Tây Úc

 

Nằm cách bờ biển phía Tây Nam của Australia không xa, Pinnacles là sa mạc kỳ lạ với hàng nghìn cột đá vôi bị phong hóa, nhô lên từ bãi cát vàng.

Các bạn có thể ngắm những cột đá vôi là lúc bình minh vừa ló dạng hoặc lúc hoàng hôn. Lúc này ánh mặt trời sẽ tạo ra một sự tương phản, làm nổi bật màu của đá và màu đen của bóng cột được in trên mặt đất như những gợn sóng cực đẹp. Hãy cùng khám phá nhé.

4. Công viên quốc gia Grampians, Victoria

Nằm cách thành phố Melbourne khoảng 235km về phía Tây, nơi đây có thác MacKenzie là một trong những cảnh quan nổi bật nhất.

Khi đến vườn quốc gia Grampians, các bạn có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí ngoài trời như đi dạo trong rừng, leo núi đá, đánh bắt cá và chèo thuyền. Còn gì tuyệt vời hơn thế này nữa.

5. Các đường hầm nham thạch Unrada, Công viên quốc gia núi lửa Undara, Queensland

 

Một trong những hoạt động khám phá núi lửa đó là khám phá hang động và các đường hầm nham thạch.

Nơi đây được xem là một trong những đường hầm nham thạch lớn và dài nhất thế giới. Theo đó, Undara là kết quả của đợt phun trào nham thạch và hình thành nên từ 200,000 năm trước.

6. Dãy núi đá Bungle Bungles, Công viên quốc gia Purnululu, Tây Úc

 

Dãy núi đá sa thạch Bungles Bungles cao trung bình 200 - 300m, hình thành khoảng 35 triệu năm trước thuộc bang Tây Úc, là di sản thiên nhiên thế giới UNESCO.

Theo đó, nét độc đáo của Bungles Bungles không chỉ ở hình dạng đá tròn trông như những tổ ong khổng lồ, mà còn là những sọc cam và đen xuất phát từ cấu trúc địa y và khoáng chất silic xen kẽ nhau.

Sắc màu của đá chuyển từ nâu sang đen, cam sang đỏ rực tùy theo hướng nắng.

Nơi này thu hút khoảng 40.000 lượt khách/năm. Do địa hình khó tiếp cận nên cách chiêm ngưỡng tốt nhất toàn vẹn vẻ đẹp kỳ vĩ của Bungles Bungles là từ trực thăng.

7. Bãi đá Stromatolites tại Hamelin Pool, Vịnh Cá mập, Tây Úc

 

Đá Stromatolites – loại đá hóa thạch lâu đời nhất và lớn nhất thế giới nằm tại khu bảo tồn Hamelin Pool, Shark Bay, là nơi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Shark Bay còn nổi tiếng là ‘ngôi nhà’ của gần 30 loài cá mập đến từ khắp nơi trên thế giới, cùng nhiều sinh vật biển khác. Thật độc đáo và tuyệt vời đúng không? Đừng ngại khám phá cảnh quan này nhé.

8. Đỉnh Kata-Tjuta, Công viên quốc gia Uluru – Kata – Tjuta, Lãnh thổ Bắc Úc

 

Khối đá Uluru đã quá nổi tiếng với khách du lịch, tuy nhiên 36 vòm đá nổi bật của Kata Tjuta gần đó cũng không kém phần choáng ngợp.

Theo đó, nổi bật với ánh đỏ đậm vào lúc bình minh và hoàng hôn, chúng thường khá hoang vắng và xứng đáng là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Úc.

9. Wilpena pound, dãy Flinders Ranges, Nam Úc

 

Nổi bật nhất ở Nam Úc là dãy Flinders Ranges, nằm tọa lạc trên một vùng đất khô cằn. Tại đây có Wilpena Pound, một ngọn núi có hình lòng chảo.

Nếu nhìn từ trên máy bay xuống rặng núi cứ như một cái hồ khổng lồ hình oval có tường thành bao quanh rất hùng vĩ. Bạn chắc chắn sẽ choáng ngợp vì vẻ đẹp của cảnh quan này.

10. Hồ muối hồng Hiller, Công viên quốc gia Cape Arid, Tây Úc

 

Hồ muối Hillier trên đảo Middle, phía bắc công viên quốc gia Cape Arid là hồ nước hồng lớn nhất thế giới.

Với sắc hồng tươi sáng của hồ, đây luôn là đề tài tranh luận triền miên và các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết sự hiện diện của các vi khuẩn tạo màu dưới đáy hồ kết hợp với muối.

11. Hẻm núi Kings, Công viên quốc gia Watarrka, Lãnh thổ Bắc Úc

 

Theo đó, những vách đá cao vút của hẻm núi Kings được hình thành khi những khe nứt nhỏ bị xói mòn qua hàng triệu năm. Những khối đá đỏ cổ đại này cao vút lên trên khu rừng cọ và là một khu bảo tồn quan trọng, nơi trú ẩn của hơn 600 loài động thực vật bản địa.

Du khách cần 3 đến 4 giờ mới đi hết con đường đi bộ Kings Canyon Rim Walk dài 6 km với đầy thử thách.

12. Walls of China, Công viên quốc gia Mungo, NSW

 

Được hình thành từ những đụn cát và đất sét qua thời gian bị bào mòn, Walls of China ngày nay là rặng núi cao khoảng 30 mét với chiều dài 26 – 33km và có hình thù rất đặc biệt.

13. Công viên quốc gia Budj Bim, Victoria

 

Công viên quốc gia Budj Bim có tên gọi là Công viên quốc gia Eccles trước đây, và nó vẫn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp vốn có. Đến đây các bạn ra sẽ tìm thấy sự đa dạng lịch sử và văn hoá người thổ dân.

14. Dãy đá hình sóng, Hyden, Tây Úc

 

Sự hình thành Wave Rock thu hút các nhà địa chất và công chúng trong nhiều năm qua và là một trong những thành đá lộ thiên trong khu vực chứa nhiều điều thú vị nhất.

Theo đó, Wave Rock được hình thành từ các dải đá granite, do nước mưa và gió bào mòn cách đây khoảng 27 triệu năm.

Với các tác nhân của sự xói mòn mài đã mài nhẵn vào sâu bên trong các khối đá, khiến chúng có hình dạng trông giống như một làn sóng biển khổng lồ đang dâng cao rồi bỗng dưng ngưng lại. Khối đá kì lạ này có tên tiếng Anh là Wave Rock.

Bấł ƙể ℓà cɦâп ɢiò łɾước ɦɑy sɑᴜ, ɓạп cũпɢ ƙɦôпɢ пêп ɱᴜɑ пɦữпɢ ℓoại пày, cẩп łɦậп ƙẻo 'łiềп ɱấł łậł ɱɑпɢ'

Bấł ƙể ℓà cɦâп ɢiò łɾước ɦɑy sɑᴜ, ɓạп cũпɢ ƙɦôпɢ пêп ɱᴜɑ пɦữпɢ ℓoại пày, cẩп łɦậп ƙẻo "łiềп ɱấł łậł ɱɑпɢ"

Kɦi ɱᴜɑ cɦâп ɢiò, ɦãy пɦớ пɦữпɢ ɱẹo пày ᵭể cɦọп ᵭược ℓoại łươi пɢoп ʋà ɑп łoàп cɦo sức ƙɦỏe.