Phá thai không còn là hành vi phạm tội ở NSW
Phá thai sẽ không còn xuất hiện trong Bộ luật Hình sự 119 tuổi của New South Wales sau khi dự luật nhiều tranh cãi chính thức được Hạ viện tiểu bang thông qua hôm nay.
Đêm qua, dự luật Tu chính Luật Phá thai 2019, vốn là nguồn gốc của cuộc tranh luận công khai và chính trị đầy căng thẳng trong tám tuần qua, đã được Thượng viện thông qua với 26 phiếu bầu 14 phiếu chống – mở đường cho dự luật này quay trở lại Hạ viện ngày hôm nay.
Thủ hiến NSW, bà Gladys Berejiklian, người phải đối mặt với sự chỉ trích công khai đáng kể từ các nhân vật bảo thủ trước dự luật, đã không có mặt trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Sau đó bà đã biện hộ cho sự vắng mặt của mình, bận “điều hành chính phủ tiểu bang”.
Các dân biểu trước đây đã lên tiếng phản đối cho biết họ cảm thấy thoải mái hơn với điều kiện được sửa đổi và thậm chí đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật sáng nay.
Sự chia rẽ sâu sắc trong Đảng Tự do đã được tiết lộ kể từ khi dân biểu độc lập Alex Greenwich tuyên bố trình ra dự luật hồi tháng Bảy, ban đầu với tên Dự luật Cải tổ Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản 2019.
Dân biểu Tự do Tanya Davies, người đã phản đối dự luật mạnh mẽ nhất, thậm chí đã âm mưu một sự thách thức quyền lãnh đạo chống lại Thủ hiến Berejiklian hồi tuần trước, nhưng sau đó đã lùi lại.
Đầu tháng này, bà Davies và người hỗ trợ từ hàng ghế sau Kevin Connolly đã đe dọa sẽ trở thành phe đối lập nếu mối quan tâm của họ không được đáp ứng, nhưng hôm nay cả hai đều nói sẽ ở lại đảng Tự do.
“Tôi thật sự tin rằng các sửa đổi ... tạo ra nhiều biện pháp bảo vệ hơn cho phụ nữ.”
“Tôi tin rằng đến tận cùng của quá trình này, chúng ta đã đạt được một dự luật tốt hơn. Tôi có thể xác nhận rằng tôi sẽ vẫn là thành viên của Chính phủ, ngồi cùng phía Chính phủ tiến về phía trước,” bà Davies nói.
‘Thất bại cho nhân loại’
Trong suốt cuộc tranh luận, các nhóm bảo thủ và tôn giáo đã tấn công Chính phủ vì cố gắng “gấp rút” thông qua dự luật mà không có sự tham khảo ý kiến cộng đồng.
Bà Berejiklian đã can thiệp nhiều lần để có thêm thời gian tranh luận.
Dân biểu Liên bang của đảng Quốc gia, ông Barnaby Joyce, và cựu thủ tướng Tony Abbott, là những người nổi tiếng phản đối dự luật. Trong khi ông Joyce mô tả đây là “cuộc tranh luận về nô lệ trong thời đại chúng ta”, còn ông Abbott thì dán nhãn cho việc phá thai là “thảm sát trẻ sơ sinh theo yêu cầu”.
Trong một thông cáo gửi đi trưa nay, Tổng Giám mục Công giáo Sydney Anthony Fisher mô tả đây là một “ngày đen tối” cho tiểu bang.
“Luật phá thai mới là một thất bại cho nhân loại.”
Đức Tổng Giám mục ghi nhận hàng trăm người biểu tình đã duy trì cuộc biểu tình bên ngoài Tòa nhà Quốc hội NSW trong đêm qua, khi cuộc tranh luận diễn ra.
Dự luật Tu chính Luật Phá thai 2019 do Dân biểu độc lập Alex Greenwich đệ trình, đã nhận được sự đồng tài trợ của 15 Dân biểu khác từ các ý chí chính trị khác nhau, đã chính thức loại bỏ phá thai ra khỏi danh sách hành vi phạm tội trong Đạo luật Tội phạm của NSW.
Luật mới cho phép phụ nữ mang thai tới 22 tuần ở NSW được phá thai dưới sự chăm sóc của một bác sĩ có đăng bạ. Trong trường hợp thai lớn hơn 22 tuần tuổi, để phá thai, cần có sự đồng ý của hai bác sĩ.
Trước đây những người tìm cách phá thai từ 20 tuần tuổi ở NSW không có sự lựa chọn nào.
‘Một bước tiến lớn cho phụ nữ NSW’
Các thành viên của Hội đồng Lập pháp NSW đã dành hơn 50 giờ để giám định 102 sửa đổi trong dự luật này xuống chỉ còn chín điều, trước khi bỏ phiếu vào tối hôm qua.
“Đó là một hành trình rất dài nhưng nó cũng là một hành trình rất quan trọng đối với một vấn đề rất quan trọng mà mọi người trên khắp tiểu bang NSW quan tâm sâu sắc,” Dân biểu Lao động Penny Sharpe, người đồng tài trợ cho dự luật nói.
“Đây là một bước tiến lớn đối với phụ nữ ở NSW, nó [luật] đã quá hạn lâu và tôi chỉ muốn cảm ơn tất cả những người đã tham gia vào việc đưa chúng ta đến kết quả này.”
John Barilaro, lãnh đạo của đảng Quốc gia tại NSW cho biết ông tự hào là một phần của Chính phủ đã không tội phạm hóa hành động phá thai.
Ông Barilaro nói.
Dân biểu đảng Xanh Jenny Leong, một nhà vận động lâu năm cho quyền phá thai, cho biết dự luật này được thông qua sẽ cho phép mọi người được đưa ra “quyết định cá nhân và riêng tư” cho chính mình.
“Hôm nay chúng ta đã tiến gần hơn đến lý tưởng thực hiện bình đẳng giới cho tất cả mọi người trong tiểu bang này,” bà nói thêm.
Tổ chức Ân xá Quốc tế ca ngợi quyết định này và chúc mừng các nghị sĩ đã bỏ phiếu cho “lẽ thường”.
“Quả là một cuộc chiến lâu dài của nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa NSW hợp nhất với những nơi khác trên nước Úc khi thừa nhận rằng quyền của người phụ nữ, bao gồm quyền kiểm soát cơ thể của chính họ và sức khỏe sinh sản của họ,” Claire Mallinson, Giám đốc Quốc gia Amnesty International Australia nói trong một thông cáo hôm nay.
Nguồn: Sbs.com.au
Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп
Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.