RSS

Sydney: Hành động vô tình của hành khách khi đi tàu khiến giao thông thêm tắc nghẽn

14:00 19/04/2019

Nếu thường xuyên đi tàu, ắt hẳn bạn hiểu rõ cảm giác thấp thỏm đứng bên sân ga đợi tàu đến. Sau đó, mãi cho đến khi cửa tàu dần khép lại, bạn vẫn còn đắn đo suy nghĩ xem có nên bước lên không.

Một khi đã phân vân, tôi khuyên bạn tốt nhất nên chờ chuyến khác và nhường cơ hội lên xe cho những hành khách có nhu cầu. Nếu không, rất có thể bạn sẽ vô tình huých vào cửa trong lúc bị cuốn theo dòng người hối hả bước lên tàu.

Hoặc tệ hơn, bạn mất quá nhiều thời gian đắn đo nên chỉ có thể đến gần cửa tàu ngay khi nó chuẩn bị đóng lại. Ngay lập tức, bạn cắn răng len tay vào khe hở giữa cánh cửa để đẩy ra một khoảng trống đủ cho mình bước vào.

Mike Ayling – tổng quản lý doanh nghiệp chuyên về mảng công nghệ kỹ thuật số và sáng ý Downer Group – cật lực phản đối hành động này. Công ty của ông hiện đang quản lý và vận hành toàn bộ tàu hỏa trên khắp Sydney, với số lượng lên đến hơn 100 đoàn tất cả.

Hành khách xếp hàng trước cửa tàu.

Theo Ayling, hành động đóng mở cửa thô bạo có thể làm gián đoạn quy trình hoạt động của tàu, dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

“Việc tác động mạnh lên cửa một cách đột ngột sẽ khiến chúng không thể phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác trên tàu hỏa. Một khi xảy ra trục trặc, chất lượng tàu sẽ giảm ngay,” ông nói. “Chúng tôi luôn để cửa mở, nhưng xem ra vẫn không hiệu quả cho lắm.

“Chỉ cần một cánh cửa bị hư thôi, chiếc tàu đó sẽ bị loại khỏi danh sách vận hành vì không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.”

Chiếc tàu bị hỏng sẽ được chuyển đến Trung tâm bảo trì Auburn. Tọa lạc tại phía tây Sydney, đây được xem là một trong những cửa hàng cơ khí lớn nhất chuyên phục vụ tàu hỏa trong thành phố.

Trong buổi giới thiệu về yếu tố duy trì tính ổn định cùa hệ thống tàu hỏa vào cuối tuần trước, công ty đã đề cập đến cách vận dụng công nghệ thông minh và mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things) để thay đổi quy trình hoạt động cố hữu.

Thời gian qua, Downer không hề chùn bước trong việc phân tích và đánh giá hoạt động của hệ thống tàu hỏa mà mình quản lý.

Waratah – đội tàu mới nhất của công ty – được trang bị tổng cộng 300 thiết bị cảm biến và 90 camera. Ayling cho biết cứ mỗi 10 phút, hệ thống giám sát trên tàu sẽ tạo ra 30,000 điểm dữ liệu.

Suốt 5 năm thu thập dữ liệu không ngừng nghỉ, song Downer vẫn còn bế tắc trong việc đề ra phương án khai thác hiệu quả và đúc kết được thông tin hữu ích từ số dữ liệu trên. Phát biểu về tình trạng này, Ayling nhận xét: “Chúng tôi giàu dữ liệu, nhưng nghèo thông tin.”

Hiện công ty đang hợp tác với Microsoft nhằm khắc phục tình trạng trên. Các kỹ sư của “ông lớn công nghệ” hàng đầu thế giới sẽ được cấp quyền truy cập theo thời gian thực vào toàn bộ dữ liệu được ghi lại từ các đoàn tàu.

“Chúng tôi muốn các trung tâm kỹ thuật và bảo trì nắm được tình huống cụ thể của đội tàu trong lúc chúng đang được vận hành,” Giám đốc Công nghệ tại Microsoft Úc Lee Hickin nhấn mạnh.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là ghi nhận mọi dữ kiện trên đường đi, bao gồm độ mạnh yếu của điều hòa, tiếng rít do ma sát trên đường, độ chắc chắn của cửa, và cả ánh sáng. Tất cả những yếu tố đó đều phải được xem xét… Thế nên chúng tôi cần đến công nghệ cao để truyền dữ liệu với tốc độ nhanh nhất.”

Hệ thống sẽ thu thập dữ liệu từ các chuyến tàu trên khắp Sydney.

Downer đã đồng hành cùng Microsoft suốt 18 tháng qua để phát triển một hệ thống cho phép họ giám sát quá trình vận hành của các đoàn tàu trong thời gian thực. Không chỉ vậy, hệ thống này còn cho phép họ nghiên cứu các bộ phận của tàu và cách thức chúng hoạt động.

Khi kết hợp với quá trình dự đoán, hệ thống còn có thể cảnh báo công ty về thời điểm thích hợp để bảo dưỡng tàu. “Nếu không hợp tác với Microsoft, có khi tôi còn chẳng biết đến thuật toán ảo diệu bậc này ấy chứ,” Ayling cảm thán.

Ông thừa nhận ngành đường sắt khá chậm chạp trong việc thích nghi với công nghệ mới, thông thường họ phải chuẩn bị rất lâu để đủ cơ sở và khả năng tiếp nhận những sáng kiến mới về kỹ thuật. Tuy nhiên, sự xuất hiện của nhiều thành viên trẻ tuổi, năng động trong công ty đã giúp cấp trên “nhẹ việc” hơn hẳn. Với tính linh hoạt và nhạy bén với công nghệ đặc trưng của giới trẻ, những nhân viên mới này thường tham gia viết code cho nhiều chương trình để quản lý các đoàn tàu tốt hơn.

“Đây là sự kết hợp giữa tri thức của con người (về tàu hỏa) và tiềm lực phát triển vô hạn của trí thông minh nhân tạo,” Hickin nói.

Tính chính xác của hệ thống mới rất được coi trọng trong những dịp hành khách đông đúc. Các ngày lễ lớn như lễ Phục sinh hay kỳ nghỉ cuối tuần luôn thu hút nhiều người tham gia giao thông công cộng. Do đó, 76/78 chiếc tàu trong đoàn Waratah phải đáp ứng đủ điều kiện để “ra trận” trong dịp quan trọng này.

“Phải xác định được thời điểm nguy cơ xuất hiện mới có thể kịp thời kiểm soát và xoay ngược tình thế,” Ayling nhận xét.

Chẳng hạn như họ sẽ dùng hệ thống để dự báo thời điểm và nơi có tàu xảy ra trục trặc, nhờ đó tránh được việc bắt hành khách chờ đợi công cốc. Người lái tàu hoặc nhân viên sân ga có thể thông báo với hành khách để họ chuyển sang tuyến tiếp theo.

Hiện nay, ban quản lý dự định loại bỏ việc bảo trì theo lịch trình đã lên sẵn, tức là đưa toàn bộ tàu đi bảo dưỡng cách 30 ngày một lần (hoặc lâu hơn). Thay vào đó, họ sẽ vận dụng hệ thống giám sát theo thời gian thực để phát hiện tàu gặp vấn đề, sau đó tiến hành sửa chữa vào khung giờ vắng khách.

Ông Ayling vẫn hay đùa rằng quá trình này cũng giống như lúc bảo dưỡng xe ô tô vậy. Thay vì mang xe đến tiệm để tân trang từ A tới Z, giờ đây họ chỉ việc ghé vào trạm dừng để sửa chút lỗi vặt vãnh là được. Với sự trợ giúp đắc lực của công nghệ, giờ đây người ta có thể ngưng việc bảo trì hàng loạt tốn kém để tập trung sửa chữa cho từng phương tiện một.

Đích ngắm mà công ty luôn hướng tới là tận dụng triệt để tiềm năng của công nghệ để dự đoán chính xác thời điểm bảo trì thích hợp cho hệ thống tàu hỏa.

“Đó là xu hướng mới,” Ayling nói. “Hay còn gọi là bảo trì theo dự đoán.”

Họ kỳ vọng đến thời điểm đó, các chuyến tàu sẽ luôn vận hành theo đúng thời gian biểu được đề ra.

Nguồn: Vietucnews.net

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.