RSS

Nghị viên Anh từ chối đề nghị tổng tuyển cử của thủ tướng Johnson

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, hôm thứ Tư, đã phải đối mặt với một thất bại kép ở Nghị viện sau khi các nghị sĩ từ chối tổ chức tổng tuyển cử, bên cạnh việc họ không đồng ý Brexit (rời Liên minh châu Âu EU) mà không có thỏa thuận nào, theo BBC.

Ông Johnson từng nói với các nghị sĩ rằng việc giải tán Nghị viện là cách để cử tri Anh “chọn lựa” hướng đi. Trước đó, các nghị sĩ đã ủng hộ một dự luật ngăn chặn Brexit không có thỏa thuận nếu Thủ tướng Johnson không tìm được tiếng nói chung với EU trước thời hạn 31/10.

Ông Johnson nói rằng dự luật đó “đánh úp” các cuộc đàm phán và cách duy nhất để hướng về phía trước hiện giờ là tổng tuyển cử. Nhưng lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn đã cáo buộc Thủ tướng Johnson “chơi gian” để buộc nước Anh Brexit mà không có thỏa thuận.

Các nghị sĩ Anh hôm thứ Tư đã bỏ phiếu chống lại Thủ tướng Boris Johnson khi ông kêu gọi tổng tuyển cử để phá vỡ bế tắc Brexit. (Ảnh: Reuters)

Người Hồng Kông không thỏa mãn với nhượng bộ của bà Lam

Trong sự nhượng bộ đáng chú ý nhất của chính quyền đặc khu kể từ khi các cuộc biều tình của người Hồng Kông bắt đầu vào tháng 6, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng dự luật dẫn độ sẽ chính thức bị rút lại để xóa tan mọi lo ngại của công chúng. Người đứng đầu Hồng Kông cũng hứa thực thi thêm những việc khác để trấn an người dân, theo Hong Kong Free Press (HKFP).

Ngoài việc rút lại dự luật dẫn độ gây bức xúc, bà Lâm cũng hứa hẹn thực hiện thêm 3 việc: bổ sung hai thành viên mới vào nhóm theo dõi hành vi của cảnh sát, đối thoại nhiều hơn với người dân, và mời các chuyên gia và học giả tiến hành nghiên cứu.

Carrie Lam nói về việc rút lại dự luật dẫn độ trong một bài phát biểu được ghi hình từ trước. (Ảnh: GovHK)

Phản ứng với những tuyên bố của bà Lam, nhà hoạt động dân chủ Claudia Mo nói rằng những hồi đáp của chính quyền đặc khu với các yêu cầu của người biểu tình là không thể chấp nhận được. “Từng ấy là quá ít, quá muộn. Không có thay đổi gì”, Mo nói.

Nhiều người biểu tình và nhà hoạt động nhân quyền Hồng Kông nói với HKFP rằng họ không chấp nhận kiểu nhượng bộ một phần từ bà Lam, và lặp lại khẩu hiệu của họ: “Năm yêu cầu cốt lõi, chúng tôi sẽ không chấp nhận ít hơn”. Năm yêu cầu của những người biểu tình bao gồm: Gỡ bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ; Bà Lâm phải từ chức; Điều tra về tình trạng bạo lực của cảnh sát; Trả tự do cho những người bị bắt giữ; và Tự do dân chủ lớn hơn cho người dân Hồng Kông.

Cựu tướng Mỹ ‘tổng công kích’ Trung Quốc tại diễn đàn quốc tế

Trước sự chứng kiến của hàng loạt quan khách quốc tế, trong đó có một đại diện từ Trung Quốc, Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc Harry Harris đã lên án Bắc Kinh về một loạt vấn đề, từ hành vi “hăm dọa” ở Biển Đông và cản trở Việt Nam khai thác dầu khí, đến dự án Vành đai Con đường “lôi kéo các quốc gia vào bẫy nợ, khiến họ dễ bị ép buộc và đe dọa chủ quyền của họ”.

Wei Hongtian, một quan chức Trung Quốc chứng kiến bài phát biểu của cựu tướng đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã cố gắng phản bác tuyên bố của ông, bất chấp sự can ngăn của người điều phối chương trình.

Mỹ hỗ trợ thêm 120 triệu USD cho các nước giúp người tị nạn Venezuela

Con gái của Tổng thống Trump, cô Ivanka Trump, đã gặp các trợ lý của Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống lâm thời Venezuela, Juan Guaido, tại Colombia vào thứ Tư để nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với quá trình chuyển đổi dân chủ ở Venezuela, theo Kansas.

Trong chuyến thăm Colombia, bà Ivanka cũng thông báo rằng Mỹ sẽ hỗ trợ 120 triệu USD cho các nước láng giềng đang giúp đỡ hàng triệu người Venezuela chạy trốn chế độ Maduro.

Con gái lớn và cố vấn cấp cao của Tổng thống Trump cùng với Quản trị viên của tổ chức cứu trợ USAID, Mark Green, và Thứ trưởng Ngoại giao John Sullivan đã tới thăm một nơi tá túc của người di cư ở Cúcuta, một thành phố Colombia giáp Venezuela. Tại đây cô Ivanka thông báo về gói viện trợ mới của Mỹ dành cho người tị nạn Venezuela, nâng tổng số tiền mà Hoa Kỳ hỗ trợ cho dân di cư Venezuela ở Colombia lên 376 triệu USD.

Ivanka Trump, con gái lớn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Reuters)

Iran thả thủy thủ của tàu Stena Impero gắn quốc kỳ Anh

Iran đã thả 7 trong số 23 thành viên phi hành đoàn của tàu chở dầu Stena Impero gắn cờ Anh đã bị bắt giữ vào đầu mùa hè này, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển cho biết hôm thứ Tư.

Stena Impero là tàu thuộc sở hữu của Thụy Điển đã bị Vệ binh Cách mạng Iran bắt giữ vào ngày 19/7 tại eo biển Hormuz vì cáo buộc vi phạm hàng hải, hai tuần sau khi Anh bắt giữ một tàu chở dầu Iran ở Gibraltar, con tàu này đã được trả tự do vào tháng trước.

Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom cho biết trong một tuyên bố rằng Đại sứ quán Thụy Điển tại Tehran đã xác nhận rằng bảy trong số 23 thành viên đã được thả.

Tàu chở dầu Stena Impero gắn cờ Anh. (Ảnh: Reuters)

Nga kết án tù 2 người biểu tình yêu cầu bầu cử tự do

Một tòa án Nga đã kết án hai người biểu tình vào thứ Tư với cáo buộc rằng những người này chống đối lực lượng chấp pháp trong một cuộc biểu tình chính trị kêu gọi bầu cử tự do thời gian qua, theo Reuters.

Hai người bị tòa án Nga khép tội là anh Kirill Zhukov, 28 tuổi, 3 năm tù giam, người thứ hai là anh Yevgeny Kovalenko, 48 tuổi, 3 năm tưỡi tù giam.

Cảnh sát Nga đã tạm giữ hơn 2.000 người tại các cuộc biểu tình và mở các cuộc điều tra hình sự. Hai người đàn ông đã bị bỏ tù vào thứ Ba vì tấn công cảnh sát tại một trong những cuộc biểu tình và trở thành những người đầu tiên phải lĩnh mức án tù dài.

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.