RSS

Theo chân Úc, bất động sản New Zealand tăng đột biến

08:00 18/08/2018

New Zealand vừa ban hành lệnh cấm những người nước ngoài mua nhà tại quốc gia này, nhằm kềm chế việc tăng giá nhà, và tăng tỉ lệ nhà ở phù hợp cho người dân. Quy định này có nhiều điểm tương đồng với Úc, và buộc các nhà làm luật Úc một lần nữa phải suy nghĩ về các biện pháp hữu hiệu để giải quyết khủng hoảng khả năng chi trả bất động sản.

Năm qua được xem là năm tệ hại nhất đối với người dân New Zealand trong lĩnh vực bất động sản, bởi số liệu thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 1/4 những người dưới 40 tuổi đang sở hữu nhà tại đất nước này, thấp nhất trong vòng 65 năm qua.

Erika Altmann, chuyên gia quản lí nhà và bất động sản Đại học Tasmania cho rằng, việc gia tăng dân số, gồm tăng tự nhiên và di dân, là nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng đột biến của giá nhà. Ngoài ra còn phải kể đến sự thiếu hụt nguồn cung nhà ở, đặc biệt là tại những khu vực xảy ra động đất gần đây.

“Hiện New Zealand đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về bất động sản, giống như tại Úc. Đó là sự bùng nổ giá nhà, thiếu chỗ ở phù hợp cho người dân địa phương, số lượng người thuê nhà tăng, và các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy người dân địa phương ra khỏi thị trường bất động sản”

Cũng chính vì điều này mà các nhà chức trách New Zealand đã ban hành đạo luật mới nhằm ổn định giá nhà, để phù hợp với túi tiền người dân hơn.

Dưới đạo luật mới này, những người nước ngoài sinh sống tại New Zealand phải nộp đơn xin cấp phép đầu tư dành cho người nước ngoài, trước khi được quyền mua bất động sản. Quy định cũng nêu rõ là chỉ áp dụng đối với những dự án nhà ở mới hoặc đang trong kế hoạch xây dựng.

Những ai là thường trú nhân Úc, hoặc đủ điều kiện xin quốc tịch New Zealand sẽ không bị ảnh hưởng bởi đạo luật mới này.

Điều đáng lưu ý là mỗi tiểu bang sẽ có những quy định riêng, nên những ai muốn sở hữu nhà tại New Zealand vào lúc này phải xem xét cẩn thận.

Generic real estate images from the Queensland suburb of Stafford

Generic real estate images from the Queensland suburb of Stafford. (AAP)

Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Đô thị học, Đại học Sydney, Dallas Rogers cho rằng, thật khó để đánh giá những tác động lâu dài của chính sách mới này, nếu như không có một số liệu cụ thể.

“Chúng ta cần những số liệu rõ ràng cho việc này. Một trong số đó là những tác động của sự lạm phát giá nhà là gì. Hiện chúng ta chưa biết là lạm phát này xuất phát ở mức độ riêng lẻ hay toàn vùng. Vì vậy, câu trả lời ngắn gọn là chúng ta không biết quy mô của sự lạm phát giá bất động sản, tầm vi mô hay vĩ mô, cấp độ khu vực hay trên toàn quốc. Theo những gì chúng tôi biết thì nó không đến nỗi nghiêm trọng lắm”

Từ luật mới tại New Zealand, nghĩ lại Úc

Chính phủ Liên bang cho biết các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân địa phương, trong ngành công nghiệp xây dựng. Và sẽ tăng khoản tiền đóng thuế stamp duty cho chính phủ các tiểu bang.

Thế nhưng việc giá nhà tăng nhanh, vượt quá khả năng chi trả của người dân, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Melbourne và Sydney, đã buộc Úc phải ban hành đạo luật thắt chặt hơn, với lệ phí cao hơn dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Một nghiên cứu của ngân hàng ANZ cho thấy, trong giai đoạn 2015-2016, người nước ngoài mua nhà chiếm khoảng 13%. Thế nhưng, trong năm tài chính 2016/2017, tỉ lệ này sụt giảm 2/3. Đặc biệt, các nhà đầu tư từ Trung Quốc, vốn rất cao trong những năm gần đây, đã sụt giảm 50%.

Chuyên gia bất động sản Dallas Rogers: "Cần phải có nhiều quy định hơn nữa về giá cả nhà đất, đặc biệt là những khu vực có nhiều người nước ngoài mua đầu tư"

Theo Tiến sĩ Altmann, những số liệu trên đáng để cho chính phủ quan tâm. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác nhu cầu thị trường bất động sản trong nước, thì cần phải có thêm nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn nữa.

“Cần có thêm nhiều báo cáo thuyết phục hơn để chúng ta có cơ sở xem xét sự tăng trưởng của đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực bất động sản. Chúng ta không thể nói trước điều gì, cho đến khi chúng ta có được bằng chứng rõ rang”

Chuyên gia về nhà đất, Dallas Rogers cho biết thêm, cần phải có nhiều quy định hơn nữa về giá cả nhà đất, đặc biệt là những khu vực có nhiều người nước ngoài mua đầu tư, chẳng hạn như các khu vực trung tâm thành phố, hoặc gần các phương tiện công cộng.

Cũng theo chuyên gia này thì việc giới hạn các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không giải quyết triệt để khủng hoảng khả năng chi trả nhà cửa trong dân chúng Úc.

“Nếu quý vị nhìn toàn cảnh những căn nhà có giá cả hợp lí, thì thị trường không có ảnh hưởng gì to tát. Đây là vấn đề lịch sử xây dựng, và vấn đề khả năng mua nhà của người dân. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề chỉ bằng cách loại bỏ một nhóm nhỏ các nhà đầu tư trên thị trường, cụ thể ở đây là những nhà đầu tư nước ngoài”

Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ Altmann cho rằng Úc cần phải có nhiều cuộc thảo luận và hợp tác với các bên liên quan để giải quyết tình hình.

“Luật lệ từng tiểu bang và chính sách liên bang tỏ ra không đồng bộ với nhau. Trong khi chính phủ Liên bang đang khuyến khích đầu tư nước ngoài, thì chính phủ các tiểu bang lại nói: "Ồ, thật ra chúng tôi chỉ muốn đầu tư vào những hạng mục này". Còn nữa, quan trọng hơn, Chính phủ cần lập ra một bộ chuyên trách để xem xét mọi thứ về nhà cửa, cũng như giá cả bất động sản”

Nguồn: Sbs.com.au

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦᴜốc ɓổ ƙɦôпɢ ɓằпɢ łɦực ρɦẩɱ ɓổ: Cácɦ cɦăɱ sóc пɢũ łạпɢ łốł пɦấł ɢiúρ ɓạп sốпɢ łɦọ ɦơп

Tɦeo các ɓác sĩ, sức ƙɦỏe củɑ пɢũ łạпɢ qᴜyếł ᵭịпɦ łᴜổi łɦọ củɑ ɓạп. Đây ℓà ɓí qᴜyếł ℓựɑ cɦọп łɦực ρɦẩɱ cɦăɱ sóc cơ łɦể łốł пɦấł ɓạп пêп łɦɑɱ ƙɦảo ᵭể ℓᴜôп ƙɦỏe ɱạпɦ ʋà łɾườпɢ łɦọ.